5. Bố cục của đề tài
1.4.2. Kinh nghiệm của KBNN Tam Nông-Đồng Tháp
UBND xã căn cứ dựtoán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo thông báo cấp cân đối ngân sách hàng quý của Phòng tài chính huyện Tam Nông, UBND xã tiến hành lập giấy rút cấn đối ngân sách một lần vào tháng đầu quý, dẫn đến các xã thuộc huyện Tam Nông thường xuyên bị thâm hụt ngân sách làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quản lý cũng như điều hành ngân sách xã, dễ dẫn đến mất cân đối trong chi tiêu. Mặc khác công tác đối chiếu dự toán hàng quý, đối chiếu nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu, rút cân đối ngân sách không thực hiện đúng thời gian và kịp thời, kinh phí bổ sung thì không thực hiện rút về ngân sách, không phân bổ dự toán đểchi đúng nguồn kinh phí được cấp mà chỉ sử dụng kinh phí đầu năm để thực hiện nhiệm vụ có mục tiêu dẫn đến dự toán bị âm không đảm bảo được kinh phí hoạt động của đơn vị.
Qua đó, Kho bạc Tháp Mười cần thực hiện chấn chỉnh một số mặt hạn chế còn tồn tại. Cần kiểm soát chặt chẽhơn từ khâu phê duyệt, cấp dự toán, lập và phân bổ dự toán đúng mục đích sử dụng, tuân thủ tuyệt đối việc chấp hành đúng dự toán được giao, quản lý quỹ ngân sách tại xã. Thực hiện công tác đối chiếu đúng quy định, kịp thời để nắm bắt được tình hình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.
Kết luận chương 1: trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề có liên quan đến đề tài như: cơ sở lý luận về chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN; phân loại các nội dung thuộc nhóm chi thường xuyên NSNN; vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã;
thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua kỹ thuật phỏng vấn tập trung để nhận dạng các nhân tố có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát. Thông qua việc thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ta thấy được vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý của ngân sách nhà nước; ngăn chặn tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, sai dự toán được duyệt;… góp phần giúp cơ quan KBNN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước theo Luật định. Các vấn đề lý luận được trình bày ở trên là cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tháp Mười ở Chương 2.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁP
MƯỜI - ĐỒNG THÁP