Tổng quan về KBNN Tháp Mười Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Tháp Mười (Trang 28)

5. Bố cục của đề tài

2.1. Tổng quan về KBNN Tháp Mười Đồng Tháp

2.1.1. Quá trình hình thành KBNN Tháp Mười

Huyện Tháp Mười được tách ra từ huyện Cao Lãnh theo Quyết định số 04/CP vào ngày 5/01/1981 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Huyện Tháp Mười thuộc vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp. Phía Tây và Nam giáp huyện Cao Lãnh- huyện Tam Nông-Đồng Tháp. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Long An – huyện Cái Bè- tỉnh Tiền Giang. Diện tích tự nhiên là 535 km²

Cùng với quá trình thành lập hệ thống KBNN, KBNN Tháp Mười được thành lập theo Quyếtđịnh số 186/TC-QĐ-TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/4/1990. Trụ sở được địa phương tạm giao cho KBNN Tháp Mười hoạt động, với bộ máy hoạt động lúc ban đầu thành lập gồm 3 bộ phận là bộ phận kế toán - kho quỹ - hành chính với 10 cán bộ công chức từ các cơ quan Ngân hàng, Tài chính chuyển sang. Trình độ của công chức đáp ứng nhu cầu tổ chức còn thấp chỉ có 2 đại học, 4 trung cấp, 4 sơ cấp. Mặc dù cơ sở vật chất ban đầu có khó khăn, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về lĩnh vực Kho bạc của cán bộ công chức còn hạn chế nhưng đơn vị vẫn luôn đoàn kết, quyết tâm nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được KBNN cấp trên giao. Đến nay, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và của KBNN, KBNN Tháp Mười đã có trụ sở khang trang, đội ngũ cán bộ công chức dần được trẻ hóa, có năng lực và năng đông, sáng tạo trong công tác, chuyên môn nghiệp vụ ngày được nâng cao, là tập thể vững mạnh, đoàn kết luôn đáp ứng được nhiệm vụ của Đảng, của chính quyền địa phương và của KBNN cấp trên giao phó.

2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động tại KBNN Tháp Mười

KBNN Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy của KBNN Tháp Mười trong thời gian qua có sự thay đổi theo sự biện động chung của hệ thống KBNN, song đến nay cơ cấu tổ chức được xác lập. Cơ cấu tổ chức của KBNN Tháp Mười hiện nay gồm các phần hành chính gồm có Ban lãnh đạo quản lý điều hành hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm soát chi NSNN hay còn gọi là giao dịch viên- bộ phận kho quỹ và công tác kế toán. Cơ cấu tổ chức của KBNN Tháp Mười hiện nay theo sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.1 - Mô hình tổ chức bộmáy KBNN Tháp Mười

Hiện tại cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Tháp Mười: Ban lãnh đạo có 01 Giám đốc; 01 Phó giám đốc; 02 bảo vệ; bộ phận kế toán gồm có 01 kế toán trưởng (KTT), 05 giao dịch viên (GDV) và 01 thủ kho quỹ; 01 kế toán viên.

1) Ban giám đốc có nhiệm vụ

- “Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồsơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.”

THỦ KHO QUỸ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

- “Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công”.

2) Giao dịch viên có nhiệm vụ:

- GDV giao dịch trực tiếp với đơn vị sử dụng ngân sách, tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ giao dịch. Đối chiếu và hạch toán kế toán theo quy trình nghiệp vụ, quy định của ngành..

- Thực hiện một số nhiệm vụkhác do Giám đốc KBNN cấp huyện giao.

3) Kếtoán trưởng có nhiệm vụ:

- KTT thực hiện công tác kiểm soát quy trình hạch toán của GDV đệ trình phê duyệt. Thực hiện ký duyệt trên chương trình thanh toán (tiền mặt hoặc thanh toán song phương trường hợp chi trả qua ngân hàng thương mại)

- Thực hiện một số nhiệm vụkhác do Giám đốc KBNN cấp huyện giao.

4) Kế toán viên có nhiệm vụ:

- Kiểm soát và hạch toán tất cả các khoản thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, hạch toán đúng tỷ lệ phân chia cho từng cấp ngân sách.

- Lập và tổng hợp các báo cáo hoạt động nghiệp vụ thu - chi về tài chính phát sinh tại KBNN huyện cho cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụkhác do Giám đốc KBNN cấp huyện giao.

5) Thủ kho quỹ có nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác thu - chi tiền mặt tại quầy khi có phát sinh. - Thực hiện báo cáo lĩnh vực kho quỹđịnh kỳ

- Kế toán tài vụ nội bộ

- Thực hiện một số nhiệm vụkhác do Giám đốc KBNN cấp huyện giao.

2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước huyện Tháp Mười

Nhim v ca KBNN cp huyn

“Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dựán, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước

cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện”

Quyền hạn của KBNN cấp huyện

“Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”

2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tháp

Mười - Đồng Tháp.

2.2.1. Quá trình hình thành và thành lp các xã trên địa bàn huyện Tháp Mười

Khi mới thành lập huyện Tháp Mười chỉ có 8 xã gồm: MỹĐông, Mỹ Quý, Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ, Trường Xuân, Mỹ An và xã Hưng Thạnh. Trụ sở UBND huyện được đóng ở xã Mỹ An. Những năm đầu thành lập, điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn. Phần lớn người dân sống bằng nghề nông, sản xuất lúa chiếm 95,28%, hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là ngành chủ lực của huyện. Đến năm 1984 thêm 2 xã được thành lập là Tân Kiều và Phú Điền từ việc chia tách 4 xã Mỹ Hòa, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ. Đến năm 1997 thành lập thêm xã Thạnh Lợi và năm 1999 là xã Láng Biển. Nâng tổng số xã trên địa bàn lên 12 xã và 01 thị trấn.

2.2.2 Tình hình thu – chi trên địa bàn xã ti huyện Tháp Mười

Thu ngân sách xã để đảm bảo kinh phí kinh phí hoạt động của xã, thực hiện nhiệm vụ thuộc cấp mình quản lý. Nguồn thu NSX được quy định cụ thể theo luật ngân sách và phí, lệ phí.

Bảng 2.1. Số liệu Tình hình thu - chi NSX trên địa bàn huyện Tháp Mười

giai đoạn 2015-2018

ĐVT: triệu đồng

Năm NS

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu 66.071 77.466 90.199 115.672

* Thu khác NSX 8.876 8.168 8.068 7.312

* Thu chuyển giao 53.241 67.149 79.056 101.844

- Bổsung cân đối cho NSX 19.048 19.048 56.654 56.564 - Bổ sung mục tiêu cho NSX 34.193 48.101 22.402 45.189

* Thu chuyển nguồn NSX 194 4.714

*Thu kết dư NSX 3.954 2.149 2.881 1.802

Tổng chi 63.921 74.586 88.397 112.341

* Chi ngân sách xã 63.921 74.586 88.397 106.870

Chi đầu tư NSX 1.056 1.885 692 61

Chi TX NSX 62.865 72.507 82.991 106.809

Chi chuyển nguồn NSX 194 4.714 5.470

(Nguồn: Báo cáo của KBNN Tháp Mười)

Qua bảng tình hình thu - chi NSX giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy mặc dù tổng thu ngân sách tăng đều qua từng năm, năm 2018 tăng 49.601 triệu đồng so với năm 2015, tăng đến hơn 75% song ta thấy nguồn thu NSNN tại xã chiếm tỷ trọng không đáng kể, có xu hướng giảm dần hàng năm ta có thể thấy nguồn thu khác năm 2018 còn thấp hơn các năm trước đó. Điều đó có thể hiểu là do tùy thuộc vào từng giai đoạn kế hoạch ngân sách từng năm của địa phương, cùng với việc người dân làm ăn thuận lợi trúng mùa được giá nên thu NSNN cao. Từ bảng trên ta có thể thấy nguồn thu chủ yếu của NSX là từ việc cấp chuyển giao từ ngân sách huyện về cho xã. Song ta thấy chỉtiêu cân đối ngân sách ổn định 2 năm liên tục đều này phù hợp với tình hình kế hoạch tài chính của NSĐP; Chỉ tiêu bổ sung có mục tiêu cũng có tăng, giảm qua các năm, khoản thu này chủ yếu phục vụ cho việc chi tiêu thực hiện

các chương trình mục tiêu quốc gia, chi đầu tư phát triển hạ tầng ởđịa phương và các khoản chi đột xuất khác theo quy định ngoài dự toán đầu năm của đơn vị. Về thu chuyển nguồn, việc luật NSNN 2015 có hiệu lực đã phần nào tác động đến tình hình sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chi của các đơn vị cấp xã, nguồn kinh phí được giao theo quy định của luật NSNN phải được chuyển nguồn và chuyển nhiệm vụ chi.

Ngoài ra ta có thể thấy các xã đã có cách thức quản lý thu tại địa phương tốt hơn, hạn chế thất thoát thu NSNN, góp phần ổn định nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên chi ngân sách cũng tăng từ 63.921 triệu đồng năm 2015 lên đến 112.340 triệu đồng năm 2018, tăng đến gần 76% tương đương với 48.419 triệu đồng, một phần chi thường xuyên tăng mạnh là do 3 lần thực hiện cải cách tiền lương năm 2016; năm 2017 và năm 2018. Nhưng qua báo cáo số liệu hàng năm, tình hình thực tế vẫn thấy các hoạt động chi thường xuyên tăng cao, một số nội dung chi còn quy định chung chung dẫn đến một số đơn vị xã nghĩ sai hoặc cố tình nghĩ sai để hợp thức hóa chứng từ rút kinh phí từ Kho bạc, điển hình như các khoản chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống của hội nghị ở xã diễn ra rất nhiều, các khoản khoán công tác phí, tiếp khách và một số khoản chi khác …. Qua đó cho thấy mặc dù tổng thu ngân sách hàng năm có tăng nhưng tổng chi ngân sách cũng tăng tương ứng, dù chưa thâm hụt ngân sách nhưng chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách xã.

Đơn vị tính: Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2.1 Số liệuthu NSX -chi NSX giai đoạn

năm 2015 - 2018

Tổng thu NSX Tổng chi NSX

Nhìn chung qua biểu đồ tổng thu – chi NSX giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy tổng nguồn thu NSX tạm thời đủ, đảm bảo được nhiệm vụ chi của xã, song nguồn thu NSX không thểbù đắp cho việc chi thường xuyên tại xã mà cần nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Năm 2015-2016 ngân sách chỉ bổsung cân đối hàng năm của huyện cho NSX là 19.048 triệu đồng/năm nhưng đến 2017-2018 ngân sách huyện bổ sung đến 56.654 triệu đồng/năm, tăng hơn 197% tương đương với 37.606 triệu đồng/năm. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường nhiệm vụ chi cho các xã theo giai đoạn nhiều hơn. Các nhiệm vụ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi đảm bảo an sinh xã hội, sự nghiệp phát triển KT- XH… cùng với việc gắn trách nhiệm điều hành, quản lý có trách nhiệm hơn đối với người đứng đầu đơn vị. Qua đó,

các xã phát huy được tiềm lực của địa phương nhầm tăng nguồn thu ngân sách xã giảm dần nguồn bổsung cân đối.

Bảng 2.2. Số liệu chi thường xuyên ngân sách xã so với tổng chi ngân sách xã giai đoạn 2015-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm NS Nội dung 2015 2016 2017 2018 Tổng chi NSX 63.921 74.586 88.397 112.341

Chi thường xuyên NSX 62.865 72.507 82.991 106.809

Tỷ trọng (%) 98,3% 97,2% 94% 95%

(Nguồn: Báo cáo của KBNN Tháp Mười)

2015 2016 2917 2018

Tổng chi NSX 63,921 74,586 88,397 112,341

Chi thường xuyên NSX 62,865 72,507 82,991 106,809

0 20 40 60 80 100 120

Biểu đồ 2.2 Số liệu chi thường xuyên NSX so với tổng chi NSX giai đoạn 2015-2018

Tổng chi thường xuyên có xu hướng tăng dần so với tổng chi NSNN cấp xã giai đoạn 2015-2018. Qua biểu đồ cho ta thấy nhu cầu chi tiêu NSX trên địa bàn huyện Tháp Mười ngày càng tăng. Vì vậy, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý tài chính phải tăng cường công tác quản lý chi NSX đặc

biệt là chi thường xuyên.

2.3. Cơ cấu nhóm chi và thực trạng chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tháp Mười - Đồng Tháp KBNN Tháp Mười - Đồng Tháp

2.3.1. Cơ cấu các nhóm chi thường xuyên ngân sách xã

Chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện được phân thành sáu nhóm chi, trong đó nhóm chi thuộc thanh toán cho cá nhân là chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi thường xuyên trên địa bàn xã. Qua giai đoạn điều tra từ năm 2015 đến 2018 có năm chiếm trên 50% trên tổng chi thường xuyên.

Bảng 2.3. Cơ cấu chi thường xuyên NSX theo nhóm chi ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2018 NHÓM CHI TỔNG MỨC CHI NSX 63.921 74.586 88.397 112.341

Nhóm chi thanh toán cá nhân

Mức 35.971 39.000 46.974 47.200 Tỷ lệ % 56 52,0 53 42 Nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ Mức 22.977 29.316 29.965 26.548 Tỷ lệ % 36 39 33.9 23.6 Hỗ trợ và bổ sung Mức 170 179 488 27.190 Tỷ lệ % 0.2 0.2 0.5 24.2 Nhóm các khoản chi khác Mức 4.512 2.612 5.548 5.871 Tỷ lệ % 7 3.5 6.3 5.2

Chi đầu tư các dự án

Mức 1.056 1.885 678 61

Tỷ lệ % 1.6 2.5 0.7 0.05

Chi chuyển nguồn

Mức 4.714 5.470

Tỷ lệ % 5.3 4.9

Nguồn: Báo cáo của KBNN Tháp Mười.

2.3.2. Thc trạng chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Tháp Mười. a) Nhóm chi thanh toán cho cá nhân: a) Nhóm chi thanh toán cho cá nhân:

Bảng 2.4. Số liệu chi các khoản thanh toán cá nhân NSX giai đoạn 2015-2018

ĐVT: Triệu đồng

STT Năm NS

Nội dung 2015 2016 2017 2018 I

Chi thường xuyên NSX 62.865 72.507 82.991 106.809

II

Tổng chi thanh toán cá nhân 35.971 39.000 46.974 47.200

1

Tiền lương 18.483 19.451 20.046 14.699

2 Tiền công lao động thường

xuyên theo hợp đồng 1.889 1.839 1.980 500 3 Phụ cấp lương 9.735 11.044 14.345 16.746 5 Tiền thưởng 235 377 766 542 6 Phúc lợi tập thể 151 127 189 138 7 Các khoản đóng góp 4.335 4.142 5.212 5.283

8 Chi cho CB không chuyên

trách xã, thôn, bản 6.418

9 Chi thanh toán khác cho cá

nhân 1.138 2.017 3.026 2.871

(Nguồn: Báo cáo của KBNN Tháp Mười) - Đối với các khoản chi tiền lương và phụ cấp theo lương; chi đóng bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo quy định, chi cho đối tượng không chuyên trách

- Chi tiền công cho lao động thường xuyên theo hợp đồng, chi bảo trợ, hỗ trợ cho cán bộ xã…

- Các khoản chi khác cho cá nhân

2015 2016 2017 2018 62,865 72,507 82,991 106,809 35,971 39 46,974 47,2

Biểu đồ 2.3 Số liệu khoản chi thanh toán cho cá nhân so với chi thường xuyên NSX giai đoạn năm 2015-2018

Chi thường xuyên NSX Thanh toán cá nhân

Năm 2015 chi cho thanh toán cá nhân chỉ 35.971 triệu đồng nhưng đến năm 2018 lên đến 47.200 triệu đồng tăng đến 11.229 triệu đồng tương đương với gần 31 %, một phần của chi thanh toán cá nhân tăng nhanh cũng do lộ trình tăng lương cơ bản từ 1.150.000 đồng (năm 2015) lên đến 1.390.000 đồng (năm 2018). Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên đa số chiếm hơn 60% giai đoạn năm 2015-2018, cho thấy bộ máy tổ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Tháp Mười (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)