5. Bố cục của đề tài
3.3.2. Cơ quan Thuế
- Tuyên truyền về luật thuế, các khoản thu ngân sách theo luật định, tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách. Giám sát chặt chẽ Hướng dẫn cụ thể với cán bộ chuyên quản thu ngân sách tại xã để thu và nộp ngân sách đúng mã chương, đúng mã nội kinh tếtheo quy định.
- Cần có điều kiện bắt buộc đối với các đối tượng đến làm thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho KBNN trong quá trình KSC tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phối hợp thường xuyên với Kho bạc, Ngân hàng thương mại trên địa bàn để hoàn thiện công tác thu ngân sách đảm bảo các khoản thu ngân sách Nhà nước đúng đối tượng, đúng nội dung thu, đúng tỷ lệ điều tiết cho từng cấp ngân sách. Đồng thời thực hiện điều chỉnh kịp thời các khoản thu sai theo quy định của Nhà nước.
- Phối hợp và đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thực hiện nhiệm vụ thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp ngân sách kịp thời
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quá trình quản lý thu, rút ngắn thời gian nộp thuế. Triển khai mạnh mẽ công tác kê khái thuếđiện tử, nộp thuếđiện tử, hoàn thuế điện tửđể giảm áp lực thu thuế bằng tiền mặt tại Kho bạc và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Kết luận chương 3: trong chương 3, tác giả tập trung đề xuất các giải pháp,
các kiến nghị nhằm hoàn thiện, khắc phục các hạn chế trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSX qua Kho bạc Nhà nước Tháp Mười được nêu ở chương 2 của đề tài.
Bên cạnh đó, để công tác quản lý, kiểm soát chi NSX qua KBNN ngày một hiệu quả hơn, đòi hỏi phải thực một cách đồng bộ, thống nhất giữa công tác hoàn thiện hệ thống các văn bản, hoàn thiện quy trình xử lý nghiệp vụ trên hệ thống TABMIS với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách.
KẾT LUẬN
Ngành KBNN là một bộ phận đặc biệt quan trọng góp phần kiểm soát đầu ra cho NSNN sao cho chất lượng và hiệu quả nhất. Hướng tới mục tiêu quản lý chi tiêu tài chính quốc gia ngày càng có hiệu quảcao hơn.
Công tác KSC thường xuyên NSX phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài các yếu tố cần và đủtheo quy định của Nhà nước còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhưng không kém phần quan trọng như: Con người; điều kiện vịtrí địa lý; điều kiện KT-XH; cơ sở vật chất; trình độ, năng lực chuyên môn… Để hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyên NSX ta cần cải thiện một số bất cập từ vấn đề nói trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm soát.
Với những nhân tố phát hiện qua quá trình nghiên cứu. Tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ nhầm mục đích nâng cao tính minh bạch, hiệu quả sử dụng nguồn lực của Nhà nước trong phát triển KT-XH địa phương, tạo dựng niềm tin của ngành Kho bạc với nhân dân đối với các cấp chính quyền địa phương.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý NSNN, các văn bản quy định của Nhà nước về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN; tham khảo tình hình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN ở các địa bàn khác; qua thực tiễn công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX tại KBNN Tháp Mười – Đồng Tháp trong thời gian qua; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn “
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại
KBNN Tháp Mười” đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Đề tài đã phân tích, đánh giá thực tiễn tình hình quản lý KSC thường xuyên NSX tại KBNN Tháp Mười giai đoạn 2015 - 2018. Luận văn phản ánh được kết quả trong thời gian nghiên cứu về những tồn tại cần khắc phục. Đồng thời đề xuất một số giải pháp xuất phát từ những hạn chế trên để áp dụng vào thực tiễn của các đơn vị trong thời gian tới để hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm tra-kiểm soát ngân sách xã qua hệ thống KBNN
nghiên cứu chiến lược phát triển của ngành tài chính và KBNN đến năm 2020, nghiên cứu thực tiễn tại KBNN Tháp Mười. Luận văn đã đề xuất các nội dung cần hoàn thiện các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác kiểm soát chi, đề xuất các biện pháp cải tiến tổ chức nguồn nhân lực làm công tác KSC tại KBNN, đề xuất tinh gọn thủ tục hành chính và cải tiến ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện cơ chế KSC và từng bước nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên qua KBNN trong thời gian tới.
Như đã trình bày, KSC thường xuyên NSX phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong nghiên cứu, nhưng kết quả nghiên cứu khó tránh khỏi những vấn đề chưa nghiên cứu tới và hạn chế trong vấn đề đã nghiên cứu. Bản thân rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, nhà khoa học và các đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đề tài ở mức cao hơn.
1. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số138/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, ngày 21/08/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.
2. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chếđộ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
3. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số759/QĐ-BTC ngày 16 tháng 04 năm 2013 về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kếtoán nhà nước áp dụng cho Hệ thống Tabmis.
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).
5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
6. Kho bạc Nhà nước ( 2014), Quyết định 888/QĐ-KBNN ngày 24/1/2014 Về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước
7. Bộ tài chính – Bộ nội vụ(2014), Thông tư liên tịch Số: 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhànước
8. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 có hiệu lực thi hành từnăm ngân sách 2017
9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghịđịnh số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 2015;
10. Bộ Tài chính (2016) Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
11. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC
12. Chính phủ (2016) Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Ngân sách nhà nước.
2016 hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước. 14. BộTài chính (2017), Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chếđộ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
15. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số: 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 quy định về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị
16. Kho bạc Nhà nước (2017), Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08 tháng 9 năm 2017 của Tổng Giám đốc KBNN Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
17. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
18. Quyết định (2018) Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng
19. Lê Văn Tự (2017) Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi ngân sách xã trong điều kiện áp dụng Luật ngân sách năm 2015 qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp, đề tài nghiên cứu khoa học
20. Trần Thị Ngọc Mai, Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế . Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Học viện Hành Chính Quốc Gia.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TẬP TRUNG Nội dung câu hỏi
cơ bản
Tổng hợp nội dung các ý kiến phát biểu
1. Để thực hiện tốt cơ chế quản lý và kiểm soát thường xuyên ngân sách xã qua KBNN, theo anh, chị, KBNN Tháp Mười cần phải làm tốt các vấn đề gì?
Quy trình vận hành cơ sở đầu vào
+ Tiếp nhận và xử lý hồ sơ ban đầu: Hồ sơ tài liệu ban đầu phục vụ cho công tác kiểm soát chi được gửi đến Kho bạc phải đúng quy định. Dự toán chi thường xuyên được nhập vào phân hệ BA của TABMIS kịp thời, chính xác.
+ Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ đúng quy trình nghiệp vụ quản lý kiểm soát chi thường xuyên đảm bảo tính trung thực, pháp lý của hồ sơ không để xảy ra tình trạnh chi sai, chi không đúng dự toán được duyệt
+ Thủ tục và thời gian kiểm soát chứng từ phải được thực hiện tinh gọn, đơn giản, đúng thời gian quy định và phải được thông tin kịp thời , đầy đủ đến đơn vị sử dụng ngân sách,...
+ Chất lượng nguồn nhân lực: Thái độ phục vụ khách hàng phải đúng mực; trình độ năng lực chuyên môn của công chức KBNN thực hiện giải quyết và trả kết quả hồ sơ đúng thời gian quy định, chính xác; xử lý tốt các vi phạm, các thắc mắc, khiếu nại;…
+ Hệ thống thông tin quản lý: TABMIS phải được vận hành một cách hiệu quả hơn, khai thác phần mềm hỗ trợ nhiều hơn cho nhu cầu quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN về mặt công nghệ.
2. Thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Tháp nói riêng, theo Anh, Chị, thì cơ chế này sẽ chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố nào? Anh, Chị có thể cho biết cụ thể các nhân tố đó là gi?
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên; tổ chức tuyên truyền các văn bản xử phạt về lĩnh vực KBNN để cán bộ kiểm soát chi, kế toán tại KBNN cũng như đơn vị sử dụng ngân sách hiểu rõ trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, điều hành ngân sách.
+ Công tác phối hợp: Cần phối hợp thường xuyên với cơ quan tài chính huyện; Chi cục thuế để kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý và sử dụng nguồn thu – chi kinh phí ở xã; đối chiếu các nguồn thu ngân sách được điều tiết cho xã, các kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu đảm bảo chi đúng dự toán theo quy định; tổ chức tập huấn vận hành phần mềm kế toán xã, phần mềm quản lý tài sản,...
- Những nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã:
+ Nhân tố về cấp dự toán : Xét về quy trình thì sau khi cơ quan tài chính huyện thẩm định và có quyết định giao dự toán cho ngân sách xã thì UBND xã tiến hành phân bổ dự toán và gửi KBNN nhập vào phân hệ BA trên TABMIS. Nhưng thực tế điều này đã làm cho quy trình, thủ tục thực hiện thêm phức tạp, rườm rà. Việc nhập dự toán cho UBND cấp xã phải do cơ quan tài chính là đơn vị thẩm tra dự toán thì chất lượng và tính chính xác sẽ cao và không qua nhiều công đoạn. KBNN chỉ thực hiện kiểm tra, đối chiếu số dư kinh phí được cấp và thực hiện các quy trình kiểm soát chi trên hệ thống TABMIS theo quy định. Việc giao KBNN nhập dự toán xã vào phân hệ BA trên TABMIS sẽ làm tăng khối lượng và áp lực công việc cho KBNN Tháp Mười và thiếu đi sự minh bạch khi vừa là đơn vị trực
kiểm soát và chi dự toán.
+ Nhân tố quy trình xử lý công việc, xử lý chứng từ của KBNN: khá rườm rà, qua quá nhiều công đoạn, quá nguyên tắc không phù hợp thực tế làm mất rất nhiều thời gian, hồ sơ thủ tục phục vụ kiểm soát chi tại Kho bạc Tháp Mười còn quá chi tiết,...
+ Nhân tố nguồn nhân lực tại Kho bạc: Yêu cầu về chất lượng giao dịch viên được phân công nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách xã, quá trình kiểm soát giữa các giao dịch viên còn chòng chéo, lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ mới phát sinh. Ngoài ra cần đề cao vấn đề chuẩn mực đạo đức trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi như: thái độ phục vụ khách hàng, thời gian xử lý chứng từ, kết quả đạt yêu cầu kiểm soát,...
+ Nhân tố về đội ngũ kế toán xã: cơ chế tuyển dụng công chức làm kế toán xã còn hạn chế do môi trường làm việc không lý tưởng, áp lực nhiều nên khó thu hút được người có năng lực chuyên môn giỏi. Phần lớn trình độ công chức phụ trách kế toán NSX thường không đồng đều; đã lớn tuổi, làm việc theo cảm tính, lối mòn. Việc ứng dụng công nghệ phần mềm kế toán NSX mặc dù đã được triển khai nhưng thực hiện đồng bộ.
+ Nhân tố về việc sử dụng dự toán và chấp hành dự toán của các đơn vị xã: Việc chấp hành dự toán ở các xã chưa tốt. Các nguồn kinh phí được bổ sung trong năm không rút về ngân sách và phân bổ kịp thời dẫn đến tình trạng sử dụng dự toán thuộc nhiệm vụ chi này để chi thực hiện nhiệm vụ khác. Ngoài ra, về nội dung chi thường xuyên NSX rất đa dạng do đó cần thiết phải
hành, quy chế chi tiêu để nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
+ Nhân tố về trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan tài chính phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng dự toán của các đơn vị xã, tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra cốt lõi phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng chi sai, chi không đúng dự toán, thu hồi các nội dung chi sai quy định của Nhà nước đồng thời cũng nâng cao được trách nhiệm cho cá nhân, của thủ trưởng đơn vị.
+ Nhân tố về việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh