5. Bố cục của đề tài
2.4.3. Phân tích kết quả điều tra các nhân tố tác động
Qua bảng tỷ lệ điều tra, để nhận định rõ hơn về các nhân tố tác ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên tại KB đề tài phân tích dựa trên số liệu thu thập như sau:
* Nhân tố 1: Quy trình KSC trong hệ thống KBNN và tại KBNN huyện Tháp Mười: ta thấy mức độđánh giá không đồng ý chiếm tỷ lệ khá cao đến 42% số phiếu được phát ra. Hạn chế này tập trung vào khâu giải quyết thủ tục, hồsơ chứng
từ chi còn chậm do vướng quy trình rườm rà trải qua nhiều bước, cùng với đó là hồ sơ bắt buộc đi kèm chứng từnhư các danh sách chi tiền cho cá nhân, bảng kê chứng từ thanh toán... dẫn đến mất nhiều thời gian cho quá trình kiểm soát chi. Qua đó ta thấy được quy trình vận hành của đầu ra còn chưađược sựđồng thuận cao cần được cải thiện để rút ngắn thời gian trong xử lý chứng từ.
* Nhân tố 2: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Tháp Mười thực hiện công tác KSC: Thực tếqua công điều tra cho thấy cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại KBNN đáp ứng khá tốt về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, thái độ phục vụ khách hàng và đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động kiểm soát chi. Nhìn chung nhân tố 2 qua khảo sát thực tế ta thấy ít tác động nhiều đến hoạt động kiểm soát chi tai KBNN Tháp Mười. KBNN Tháp Mười đã khẳng định được vai trò quan trọng trong KSC thường xuyên NSNN, hạn chế tiêu cực làm thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức theo luật NSNN và các văn bản khác góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.
* Nhân tố 3: Về trình độ chuyên môn kế toán ngân sách xã: Với số phiếu khảo sát thuộc nhân tố này phản ánh phần lớn ở mức độ không đồng ý với 25/60 phiếu được phát khảo sát chiếm tỷ lệ 42%. Điều đó có thể thấy đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên của NSX. Trình độ chuyên môn kế toán xã thuộc địa bàn huyện hiện tại chưa cao chỉ có 5/13 kế toán xã có trình độ đại học còn lại chỉđạt ở trình độ trung cấp. Mặt khác, dường như công tác phân công nhiệm vụ làm kế toán ở xã chưa được chú trọng. Trong những năm qua việc tuyển dụng kế toán xã chưa đạt được chỉ tiêu đề ra; công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụchưa thật sựđược các cấp chính quyền xã quan tâm. Phần lớn các kế toán được giao nhiệm vụ làm kế toán xã đã lâu năm, lớn tuổi. Các đối tượng này thường làm việc theo lối mòn, ít chịu cập nhật kiến thức, nghiên cứu văn bản, quy định mới về chế độ, chính sách. Thường có tư tưởng ỷ lại trong chờ vào kết quả kiểm soát của KBNN để hoàn thiện chứng từ chi.... Một vấn đề cũng không kém phần quan
trọng là về trình độ chuyên môn về quản lý tài chính của Chủ tịch xã – người được ủy quyền (chủ tài khoản) cũng chưa thật sự tốt chủ yếu thuộc vào tham mưu của kế toán xã để thực hiện quản lý và điều hành ngân sách. Trong khi đó hiện nay, với khối lượng công việc và nhiệm vụ của công tác kế toán tại xã rất lớn thì việc bố trí nhân lực chỉ một kết toán/xã là thật sự không hợp lý và phù hợp, không đủ nhân lực đểđáp ứng và hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
* Nhân tố 4 : Ý thức chấp hành dự toán, chấp hành các định mức chi theo quy định của Nhà nước: Chất lượng xây dựng dự toán của NSX chưa sát với thực tế phát sinh tại địa bàn xã, đồng thời chưa tận dụng được tối đa nguồn thu ngân sách tại địa bàn đểđưa vào cân đối ngân sách xã hạn chế bổsung cân đối từ cấp trên. Dự toán NSX được thẩm định và phê duyệt kịp thời, công khai. Tỷ lệ phân bổ cân bằng giữa các ngành, đúng với các chỉ tiêu theo quyết định giao dự toán. Do xã là một ĐVSDNS tương đối phức tạp, có nhiều khoản phát sinh nằm ngoài dựtoán đầu năm được phê duyệt cần phải điều chỉnh. Tỷ lệ khảo sát cho ta thấy hiện tại các UBND xã ở huyện chấp hành chưa tốt vấn đề này. Số phiếu khảo sát ở mức độ ''không đồng ý'' chiếm hơn 50%. Đây là nhân tố thật sự tác động không nhỏ đến quá trình kiểm soát chi NSX qua KBNN. Việc phân bổ dự toán và sử dụng dựtoán được giao đầu năm và dự toán bổsung trong năm không đúng mục đích, chi sai nguồn dự toán sai chương trình mục tiêu được cấp có thẩm quyền giao dễ dẫn đến thâm hụt và mất cân đối ngân sách xã. Ngoài ra, qua khảo sát có thể thấy được việc tuân thủ dự toán phụ thuộc nhiều vào các ý thức của cá nhân có tác động đến lĩnh vực tài chính - ngân sách. Một số xã vẫn chưa thật sự minh bạch trong quá trình lập chứng từ, một số có dấu hiệu hợp thức hóa, chi tiêu thanh toán vượt định mức... Chủ tịch xã thường có tư tưởng lơ là trong việc quản lý nguồn thu - chi từ ngân sách xã, ỷ lại vào sự quản lý và tham mưu của kế toán, ỷ lại vào quá trình kiểm soát của Kho bạc... chứng từ giấy rút ngân sách vẫn còn nhiều hiện tượng tẩy xóa, sửa chữa không đúng với quy định về chứng từ kế toán. Mức tạm ứng bằng tiền mặt tại xã hàng tháng vẫn cao, thanh toán tạm ứng không kịp thời, trễ thời gian quy định.
quyền; trách nhiệm của từng đơn vị.: Kết quả khảo sát nhân tố này cho thấy thực tế cũng không ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm soát chi NSX qua Kho bạc vì nó mang tính chất kiểm chứng lại kết quả đầu ra của quá trình kiểm soát chi. Tuy nhiên, để công tác kiểm soát chi được hoàn thiện hơn đòi hỏi cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền đểngăn chặn và phát hiện kịp thời các sai sót trong quá trình quản lý ngân sách của đơn vị. Ngoài ra, thái độ và tinh thần trách nhiệm cao của UBND xã, của Chủ tài khoản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc. Tính chủđộng của đơn vị trong việc xuất quỹ ngân sách để thực hiện các khoản chi thể hiện tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và sử dụng ngân sách. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ một cách khoa học, cụ thể, kịp thời tại đơn vịtheo quy định là nhầm đểxác định lại một số nhiệm vụ chi phát sinh tại đơn vị phụ thuộc vào giới hạn ngân sách có được. Tuân thủ quy chế là hạn chế các khoản chi có dấu hiệu thiếu tính minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỏi cá nhân trong sử dụng kinh phí tại các đơn vị UBND xã.
* Nhân tố 6: Phần mềm quản lý kế toán của hệ thống KBNN và ởcác đơn vị xã: Đây là nhu cầu thiết yếu và cấp bách hiện nay trong việc thực hiện nhiệm vụ kế toán trong ngành KBNN cũng như tại các đơn vị xã. Qua khảo sát thì hệ thống KBNN cần hoàn thiện hơn nữa chương trình kế toán ''TABMIS'' như: công tác nhập liệu vào chương trình (hiện tại nhập chi thủ công mất rất nhiều thời gian đặc biệt là ngân sách xã); hỗ trợ trong lĩnh vực đối chiếu số liệu; nâng cấp đường chuyền hệ thống.... KBNN cần đưa vào vận hành sớm chương trình phần mềm dịch vụ công trong hệ thống Kho bạc. Dịch vụ công sẽ giúp quá trình chuyền nhận chứng từ giữa Kho bạc và đơn vị giao dịch dưới hình thức điện tử và ký bằng chứng thư số không còn sử dụng chứng từ giấy như hiện nay. Thực tế khảo sát thì gần như việc kế toán xã ứng dụng và sử dụng phần mềm kế toán xã vào lĩnh vực kế toán còn rất hạn chế. Mặt dù hiện tại hầu hết các xã trên địa bàn đều có phần mềm kế toán xã nhưng không sử dụng hay không biết sử dụng. Vấn đề này có 4 lý do qua khảo sát: i) Xã chưa có một phần mềm kế toán thống nhất (hiện nay kế toán xã sử dụng 2 phần
mềm kế toán là phần mềm kế toán xã của công ty Misa cung cấp và phần mềm kế toán KTX thuộc Bộ tài chính); ii) Công tác đào tạo, tập huấn lĩnh vực kếtoán chưa được đầu tư thường xuyên; iii) đội ngũ kế toán xã hiện tại bị già hóa, làm việc theo lối mòn, ít nghiên không có lớp kế thừa; iiii) máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu kém chất lượng thường xuyên bịhư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
* Nhân tố 7: Hệ thống các văn bản quy định về chi thường xuyên NSNN: Thực tế qua khảo sát ghi nhận việc tác động của các văn bản hướng dẫn thực hiện chếđộ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, cũng như các văn bản quy định về chế độ thực hiện các cơ chế chính sách áp dụng chi cho NSX còn rất phức tạp. Nhìn chung các văn của Bộ tài chính, của Kho bạc Nhà nước hướng dẫn về kiểm soát chi thường xuyên NSNN khá đầy đủ. Tuy nhiên chi NSX rất đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, có tình trạng nhiều thông tư lại hướng dẫn thực hiện một chế độ kế toán nhưng lại khác nhau về cách thức và mẫu biểu thi hành. Mức độ khảo sát ''không đồng ý'' chỉ ra rằng hệ thống văn bản chỉ toàn diện về mức độ chi tiết ở các khoản chi tuy nhiên lại quá rườm rà về thủ tục hành chính. Các mẫu biểu theo quy định quá nhiều, quá chi tiết và thường xuyên thay đổi gây khó khắn cho các đơn vị thực hiện dự toán cũng như quá trình KSC của KBNN.
* Nhân tố 8: Chế tài xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc: Thực trạng cho thấy ngoài đơn vị giao dịch UBND xã, công chức KSC cũng gặp rất nhiều áp lực trong vấn đề xử phạt hành chính thuộc lĩnh vực KBNN. Quy trình và thẩm quyền xử phạt phức tạp. Qua các mức độ khảo sát tỷ lệ 45% kết quả ''không đồng ý'' điều đó đồng nghĩa với việc quá trình áp dụng các chế tài xử phạt trong lĩnh vực KBNN chưa thật sự được đồng tình, chấp thuận cao. Tuy nhiên để ngày một hoàn thiện hơn chất lượng KSC ngân sách xã qua hệ thống KBNN thì cần thiết có các biện pháp chế tài đủnghiêm đểcác đơn vị từng bước chấp hành đúng theo quy định sau khi áp dụng hình thức xử phạt.
Kết luận chương 2: trong chương 2, tác giả đã mô tả một số thực trạng về công tác quản lý, kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN Tháp Mười, bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (thông qua bảng câu hỏi khảo
sát điều tra) để tiến hành phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đó tác động thế nào đối với công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Tháp Mười; đồng thời, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế,... Mặc dù quy trình, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách xã nói riêng đã được quy định hiện hành và đã có một số sửa đổi, bổ sung qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được tiếp tục xem xét cải tiến cho phù hợp hơn với thực tế và bám sát thực tiễn, đơn giản thủ tục, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch của các đơn vị sử dụng ngân sách nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ đúng quy định. Từ những hạn chế trong công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSX qua Kho bạc Nhà nước, tác giả đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp nhằm hoàn thiện và được trình bày ở Chương 3.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN THÁP MƯỜI – ĐỒNG THÁP