Kĩ thuật báo cáo 1 phút.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 27 - 29)

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của GV: - Dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết trong PTN: Ống

nghiệm, cốc, nút cao su, giá TN, đũa, ống nhỏ giọt, bật lửa, đèn cồn...

- Hoá chất: Bột than, CuO, H2O, NaHCO3, Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, HCl...

2. Chuẩn bị của HS: Phiếu học tập (bản tường trình TN), kiến thức đã học. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (vừa thực hành vừa kiểm tra)

2. Bài mới:

Đặt vấn đề:

Ở chương III các em đã dược tìm hiểu một số kiến thức về phi kim, hợp chất của phi kim, cũng như giải được một số bài tập thực nghiệm về các muối clorua và muối cacbonat để khắc sâu về những kiến thức này ... ta tiến hành thực hành.

a.Hoạt động 1: I. Thí nghiệm: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao:

-GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:

- Dụng cụ: Thìa thuỷ tinh, đèn cồn, ống nghiệm, bật lửa, nút cao su có ống dẫn thuỷ

tinh...

- Hoá chất: Bột than, bột CuO, Ca(OH)2.

- HS lấy ra các dụng cụ và hoá chất.

- GV giới thiệu cách tiến hành: Lấy khoãng 1 thìa con hỗn hợp đồng (II) ôxit và bột

than cho vào ống nghiệm A. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh, đầu ống dẫn được đưa vào trong ống nghiệm B có chứa dd Ca(OH)2.

- Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng vào ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO và C.

- HS tiến hành làm: Chú ý vừa làm vừa quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng

- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng: Sau chừng 4 - 5 phút, bỏ ống nghiệm B ra khỏi ống dẫn. Quan sát kĩ hốn hợp chất rắn trong ống nghiệm A.

to

PTPƯ: 2CuO + C ® 2Cu + CO2.

b.Hoạt động 2: Thí nghiệm: Nhiệt phân muối NaHCO3:

- GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:

-Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, đèn cồn, ống cao su có nút

thuỷ tinh...

-Hoá chất: NaHCO3, dd Ca(OH)2.

-Tiến hành: Lấy khoảng 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm, đậy ống

nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh, dẫn đầu ống thuỷ tinh vào ống nghiệm khác đựng dung dịch Ca(OH)2. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng đáy ống nghiệm chứa NaHCO3.

- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết PTPƯ.

- Khi bị đun nóng, NaHCO3 phân huỷ thành Na2CO3, CO2, H2O.

to

PTPƯ: 2NaHCO3® Na2CO3 + 2CO2 + H2O.

c.Hoạt động 3 III. Nhận biết muối Cacbonat và muối Clorua:

- Hướng dẫn HS nhận xét để phân loại các chất và xác định cách tiến hành thí nghiệm + Trong 3 chất trên chỉ có 2 chất là muối Cacbonat và một chất là muối clorua. Có thể nhận ra 2 nhóm chất này bằng dd Axit. Khi đã phân biệt được NaCl, còn lại Na2CO3 và CaCO3, có thể nhận biết bằng cách thử tính tan.

- Tiến hành nhận biết:

+ Đánh số 1, 2, 3 vào 3 lọ đựng hoá chất.

+ Lấy 1 thìa nhỏ mỗi chất cho vào ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt vào mỗi lọ chừng 1 - 2ml dd HCl. Nếu ống nghiệm nào vẫn trong suốt, không có bọt khí bay lên, ống nghiệm đó đựng NaCl, 2 ống nghiệm có bọt khí bay lên đựng Na2CO3 và CaCO3.

PTPƯ: Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2. CaCO3 + 2HCl ® 2CaCl2 + H2O + CO2.

- Lấy khoảng ½ thìa nhỏ hoá chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 2 - 3 ml nước cất, lắc nhẹ, hoá chất trong ống nghiệm nào không tan thì lọ đó là CaCO3 lọ kia là Na2CO3.

- Có thể thử tính tan trước để phân biệt CaCO3 còn lại NaCl và Na2CO3 rồi thử = dd HCl.

3.Củng cố:

-GV cho HS vi t b n tế ả ường trình thí nghi m theo m u:ệ ẫ

STT Tên TN Mục đích Tiến hành Hiện tượng Giải thích PTPƯ 1 ... ... ... ... ... ... 2 ... ... ... ... ... ...

4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:

- Ôn lại những kiến thức đã học.

- Xem trước bài “Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ”

Tiết 43 Ngày soạn: Ngày giảng:

ChươngIV: HIĐROCACBON - NHIÊN LIỆU

Bài: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

Biết được:

+ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ . + Phân loại hợp chất hữu cơ

2. Kỹ năng:  Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT, phân loại chấthữu hữu

cơ theo hai loại : hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocachon. Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận

Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ

Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố.

3. Thái độ: - Giáo dục tính nhanh nhẹn trong học tập và lao động. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w