HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 64 - 70)

II. Quá trình dự thảo Luật KH&CN sửa đổ

2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm;

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỤC

MỤC 1

NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI, ỨNG DỤNG KẾT QUẢ KH&CN Điều 19. Xác định các nhim v KH&CN và phương thc thc hin

1. Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, Chính phủ xác định mục tiêu, quyết định kế hoạch phát triển KH&CN, các hướng ưu tiên và các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu của Nhà nước.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch phát triển KH&CN và sự phân công của Chính phủ để xác định nhiệm vụ

KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực được phân công phụ

trách.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch phát triển KH&CN và sự phân cấp của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để xác định nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Các nhiệm vụ KH&CN quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải

được xác định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng KH&CN. Hội đồng KH&CN do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định nhiệm vụ KH&CN quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng. Thành phần của Hội đồng bao gồm: các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà công nghệ có uy

tín và trình độ phù hợp với nhiệm vụ KH&CN được giao tư vấn đánh giá. Hội đồng phải chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình.

5. Các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này được tổ chức thực hiện dưới hình thức chương trình, đề

tài, dự án và các hình thức khác; được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp, do Quỹ phát triển KH&CN tài trợ.

7. Các tổ chức, cá nhân không quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này căn cứ

vào mục tiêu, kế hoạch KH&CN của mình và yêu cầu thực tiễn để xác định nhiệm vụ KH&CN của mình và tự quyết định phương thức thực hiện.

Điều 20. Nhim v KH&CN thc hin theo phương thc tuyn chn

1. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền các cấp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục các nhiệm vụ

KH&CN của nhà được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, bảo đảm để mọi tổ

chức, cá nhân có điều kiện đăng ký, tham gia ứng tuyển.

2. Việc tuyển chọn phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn phải được công bố công khai.

3. Người đứng đầu cơ quan quản lý KH&CN thành lập Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN do mình quản lý và quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng này. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn và phải chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình. Thành viên Hội đồng phải có năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN được giao tư vấn.

4. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước tự quyết định phương thức thực hiện.

Điều 21. Nhim v KH&CN được giao trc tiếp

1. Cơ quan quản lý KH&CN có thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực, phẩm chất, điều kiện và chuyên môn phù hợp để trực tiếp giao thực hiện những nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN có tính chất đặc thù và phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước tự quyết định phương thức thực hiện.

Điều 22. Nhim v KH&CN được thc hin do Qu phát trin KH&CN tài tr

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền đề xuất nhiệm vụ KH&CN để Quỹ phát triển KH&CN xét tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ đó. Việc xét tài trợ, cho vay

được thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN.

Điều 23. Hp đồng khoa hc và công ngh

1. Việc giao kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hoạt động dịch vụ

KH&CN được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ

2. Ngôn ngữ trong hợp đồng đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hoạt động dịch vụ KH&CN do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.

3. Hợp đồng đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hoạt động dịch vụ KH&CN

được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Các loại hợp đồng KH&CN bao gồm: a) Hợp đồng nghiên cứu và triển khai; b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ; c) Hợp đồng dịch vụ KH&CN.

5. Căn cứ vào quy định của pháp luật về hợp đồng, Chính phủ quy định cụ thể hợp đồng NC-TK, hợp đồng dịch vụ KH&CN quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 24. Nội dung hợp đồng KH&CN

Các bên tham gia giao kết hợp đồng KH&CN có thể thỏa thuận về những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên hợp đồng KH&CN , trong đó ghi rõ tên của hợp đồng KH&CN; 2. Đối tượng của hợp đồng KH&CN, sản phẩm của hợp đồng KH&CN; 3. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sản phẩm của hợp đồng KH&CN;

4 Quyền và nghĩa vụ của các bên; 6. Giá, phương thức thanh toán;

7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;

8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao kết quả, địa điểm thực hiện chuyển giao kết quả thực hiện hợp đồng;

10. Phạt vi phạm hợp đồng;

12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp; 14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;

15. Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 25. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN

nước về nội dung khoa học, tiến độ thực hiện và việc sử dụng kinh phí. Trong trường hợp cần thiết cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN có thểđiều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hoặc chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đó.

2. Việc điều chỉnh nội dung nghiên cứu được thực hiện đồng thời với việc

điều chỉnh kinh phí cho phù hợp với nội dung được điều chỉnh.

3. Việc chấm dứt thực hiện nhiệm vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện được nhiệm vụ đó, thì cơ quan quản lý tuỳ theo mức độ lỗi sẽ

xem xét việc thu hồi kinh phí đã cấp; việc chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, do nhiệm vụ không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì kinh phí sẽ thanh toán theo thực thanh thực chi theo các hạng mục đã thực hiện.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng NSNN tự

quyết định phương thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Điều 26. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN

1. Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng KH&CN, bảo đảm khách quan, chính xác trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng KH&CN chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý KH&CN các cấp thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn. Thành phần Hội đồng KH&CN chuyên ngành gồm các chuyên gia có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ. Hội đồng phải chịu trách nhiệm về kết quảđánh giá, nghiệm thu của mình.

2. Kết quả NC-TK không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong cả nước, một ngành, địa phương hoặc có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, sức khoẻ và đời sống của nhân dân phải

được cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền tổ chức thẩm định trước khi ứng dụng.

Điều 27. Đăng ký, hiến, tặng, lưu giữ kết quả NC-TK

1. Kết quả NC-TK có sử dụng ngân sách nhà nước phải được đăng ký tại cơ

quan nhà nước có thẩm quyền và phải được lưu giữ tại cơ quan lưu trữ nhà nước theo quy định hiện hành.

2. Kết quả NC-TK không sử dụng ngân sách nhà nước có thể được đăng ký hoặc hiến, tặng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được lưu giữ tại cơ quan lưu trữ nhà nước.

Điều 28. Quyn s hu, quyn tác gi đối vi kết qu NC-TK

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN là chủ sở

hữu kết quả NC-TK; tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình KH&CN là tác giả của công trình đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng KH&CN.

2. Chủ sở hữu kết quả NC-TK không sử dụng ngân sách nhà nước được sử

3. Tác giả của công trình KH&CN được hưởng các quyền theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 29. Chuyển giao kết quả NC-TK được tạo ra bằng NSNN

1. Kết quả NC-TK sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kinh phí từ ngân sách nhà nước mà kết quả đó được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ thì khi chuyển giao phải tuân theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Kết quả NC-TK sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước mà không thuộc

đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định sau:

a) Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả NC-TK bằng ngân sách nhà nước, quy định tại khoản 1 Điều 28 cho tổ chức chủ trì NC-TK đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa tổ chức NC-TK và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chủ sở hữu kết quả NC-TK bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và CGCN đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

c) Trường hợp chủ sở hữu không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thì cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng kết quả NC-TK cho tổ chức khác, hoặc thu hồi quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả NC-TK đã giao.

Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Điều này.

Điều 30. Khuyến khích ứng dụng kết quả NC-TK

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nhanh chóng ứng dụng kết quả NC-TK nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả NC-TK đểđổi mới quản lý kinh tế - xã hội, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu

đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình động viên các thành viên ứng dụng kết quả NC-TK , phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.

4. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN chuyển giao kết quả NC-TK đểứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.

5. Chủ sở hữu, tác giả và người ứng dụng thành công kết quả NC-TK được hưởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp

đồng KH&CN và theo quy định của pháp luật.

6. Chính phủ có chính sách ưu tiên và biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu KH&CN đểđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và

7. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ, tổ chức ứng dụng rộng rãi thành tựu KH&CN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, cung cấp các dịch vụ KH&CN phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nông dân.

Điều 31. Bảo mật, mua công nghệ, xuất khẩu CN, nhập công nghệ

1. Nhà nước thực hiện chế độ bảo mật KH&CN, bảo hộ bí mật KH&CN có liên quan đến bí mật an toàn và lợi ích quốc gia.

2. Đối với các sản phẩm công nghệ, dịch vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân trong nước tự chủ sáng tạo hoặc sản phẩm, dịch vụ nhà nước đặc biệt quan tâm, trong điều kiện tính năng, chỉ tiêu kỹ thuật có thể thỏa mãn yêu cầu của Nhà nước, thì Nhà nước sẽ mua lần đầu để áp dụng vào sản xuất và đời sống.

3. Sản phẩm mà Nhà nước định mua đang dự định NC-TK, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện theo phương thức tuyển chọn để xác định tổ chức KH&CN hoặc doanh nghiệp sẽ tiến hành NC-TK để đặt hàng.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nhập công nghệ cao mới và máy móc thiết bị công nghệ cao từ nước ngoài để nắm vững, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

5. Nhà nước có kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

để nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, trang bị tiên tiến để nắm vững, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

6. Nhà nước thực hiện chếđộ quản lý xuất khẩu sản phẩm KH&CN như giống sinh vật, giống di truyền quý, hiếm, sắp có nguy cơ tuyệt chủng.

Điều 32. Xây dựng và phát triển thị trường công nghệ

Nhà nước có các chính sách và biện pháp sau đây để xây dựng và phát triển thị trường công nghệ:

1. Khuyến khích mọi hoạt động chuyển nhượng, chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi;

2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

3. Áp dụng các chính sách ưu đãi đối với sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm bằng công nghệ mới; sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần

đầu tiên áp dụng tại Việt Nam; hoạt động dịch vụ KH&CN; nhập khẩu thiết bị công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ;

4. Áp dụng chế độ thưởng cho tập thể lao động và cá nhân có sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và ứng dụng công nghệ mới được chuyển giao;

Điều 33. Đánh giá hoạt động KH&CN, tổ chức KH&CN

1. Bộ KH&CN quy định cụ thể các tiêu chí, phương pháp, trình tự và việc tổ

2. Cơ quan quản lý KH&CN các cấp theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra,

đánh giá hoạt động KH&CN thuộc lĩnh vực quản lý.

Mục 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)