Ửa Điều 43 thành Điều 49 Tín dụng đối với hoạt động KH&CN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 40 - 41)

II. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT DỰ THẢO LUẬT KH&CN (SỬA ĐỔI) VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN LUẬT VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

S ửa Điều 43 thành Điều 49 Tín dụng đối với hoạt động KH&CN

1. Nhà nước khuyến khích và thực hiện tín dụng hỗ trợ phát triển ứng dụng kết quả nhiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, khởi lập doanh nghiệp KH&CN mới. Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định cơ chế cụ thể để thực hiện.

2. Cơ quan tài chính trong phạm vi nghiệp vụ tài chính của mình phải ưu tiên cung cấp dịch vụ tài chính để phát triển, ứng dụng công nghệ cao mới.

3. Những chương trình, đề tài, dự án KH&CN có yêu cầu sử dụng vốn lớn

được ưu tiên xét cho sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Chương V: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thêm một quy định về trách nhiệm của cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam trong việc hỗ trợ cho hoạt động về KH&CN

Thay Chương VI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN bằng TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN

Như đã trình bày ở phần đầu là có 2 phương án theo đó phương án đổi mới triệt để thì nên bỏ chương này. Dự thảo được xây dựng theo phương án quy định trách nhiệm đối với từng cơ quan quản lý đối với việc thi hành Luật KH&CN cụ

thể là:

Điu 49.Trách nhim ca Chính ph

1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN.

2. Quy định chi tiết và hướng dẫn, chỉđạo thực hiện Luật KH&CN.

3. Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN.

4. Phân công, phân cấp trách nhiệm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN.

5. Chỉ đạo xây dựng và ban hành chiến lược, kế hoạch, chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

6. Ban hành các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động KH&CN; quy định các giải thưởng, các hình thức khen thưởng kịp thời về vật chất và tinh thần cho các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN.

Điu 50. Trách nhim ca B Khoa hc và Công ngh

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KH&CN theo thẩm quyền.

2. Chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ trình Chính phủ ban hành;

3. Hằng năm công bố danh mục kết quả KH&CN được tạo ra từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này và của pháp luật có liên quan.

4. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thống kê, báo cáo về hoạt động KH&CN trong phạm vi cả nước.

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về KH&CN; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động KH&CN theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Điu 51. Trách nhim ca B, cơ quan ngang B đối vi hot động khoa hc và công ngh

1. Quản lý hoạt động KH&CN, tổ chức thực hiện các quy định của Luật KH&CN và chịu trách nhiệm về trình độ công nghệ trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

2. Chỉđạo thực hiện việc thống kê hoạt động KH&CN; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN;

3. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và chỉđạo thực hiện Luật KH&CN.

Điu 52. Trách nhim ca U ban nhân dân các cp đối vi hot động khoa hc và công ngh

1. Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN và chịu trách nhiệm về trình độ công nghệ tại địa phương theo quy định của Luật này.

2. Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN theo quy định của Luật này trong phạm vi quyền hạn của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)