Xuất những phương án sửa đổi bổ sung luật KH&CN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 34 - 40)

II. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT DỰ THẢO LUẬT KH&CN (SỬA ĐỔI) VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN LUẬT VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

1. xuất những phương án sửa đổi bổ sung luật KH&CN

Nhiều quy định cơ bản trong Luật KH&CN (2000) vẫn còn phù hợp với hoạt

động KH&CN của Việt Nam và điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới và không có rào cản pháp lý nào lớn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Vì vậy, không nên ban hành Luật KH&CN mới, mà chỉ sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn.

V nhng quy định cn loi b khi Lut. Luật KH&CN được ban hành trong

điều kiện thực tế về truyền thống xây dựng luật của Việt Nam khi đó là xây dựng các đạo luật là phải có đầy đủ mọi thứ (đủ các nội dung cho đủ lễ bộ của một đạo luật), cho nên luật nào (trong đó có Luật KH&CN) cũng có đủ các chương, điều về

quản lý nhà nước, thanh tra, khen thưởng, xử phạt v.v...dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng lấn giữa các đạo luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Đồng thời trong các đạo luật có nhiều quy định không có tính quy phạm mà là tuyên bố chính sách chỉ để làm nguồn cho việc xây dựng văn bản khác không khả thi. Đến nay, việc xây dựng các đạo Luật của Việt Nam đã đổi mới và hoàn thiện hơn rất nhiều. Sửa Luật KH&CN cần phải theo xu thế này. Đó là:

V vic loi b khi Lut nhng quy định không có tính quy phm, cụ thể là bỏ 8 Điều sau: 3- Mục tiêu của hoạt động KH&CN, 4- Nhiệm vụ của hoạt động KH&CN, 28- Ứng dụng kết quả KH&CN để đổi mới chính sách và cơ chế quản lý KH-XN, 29- Ứng dụng kết quả KH&CN trong doanh nghiệp, 42. Chính sách thuế đối với hoạt động KH&CN, 52 Thanh tra KH&CN, 53 Khen thưởng.

V kết cu ca Lut. Về cơ bản, kết cấu của Luật KH&CN (2000) là khoa học, lôgíc và hợp lý. Tuy nhiên, Luật KH&CN cũng có đủ các chương, điều về quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN. sửa Luật cần phải quy định theo hướng khả

thi hơn. Có 2 phương án để sửa vấn đề này là:

Phương án 1, sửa chương này thành Chương: Trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý KH&CN, để quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý cụ thể

trong việc thi hành các quy định cụ thể nào của chính Luật này. Đề án thực hiện theo phương án này.

Phương án 2, loại bỏ hẳn chương này khỏi Luật. Đề án đề nghị xem xét cân nhắc để có quyết định cuối cùng

Liên quan đến kết cấu của Luật, V Dch v KH&CN cũng có 2 phương án:

phương án 1: Chỉ sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật cho có tính khả thi. Dự án thực hiện theo phương án này.

phương án 2: Kết cấu lại Chương tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN thành 4 mục là: Tổ chức NC-TK; Tổ chức dịch vụ KH&CN; Trường đại học, cao đẳng; cá nhân hoạt động KH&CN để quy định về: loại hình tổ chức, hoạt

động, quyền, nghĩa vụ của từng loại đối tượng cụ thể.

V nhng vn đề sa đổi b sung c th trong Lut. Đối với từng điều cụ thể đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Chương I: Quy định chung

Điu 1. Phm vi điu chnh. Bổ sung thêm đổi mới và phát triển công nghệ

trong sản xuất - kinh doanh. Vì đây là Luật KH&CN, cần quy định cả hoạt động KH&CN trong sản xuất - kinh doanh. Và Dự thảo Luật cũng đã bổ sung thêm một số điều về tổ chức và hoạt động KH&CN của doanh nghiệp, và chính sách của nhà nước đối với vấn đề này (trong cả doanh nghiệp trong công nghiệp và nông nghiệp).

Bổ sung Điu 2. Đối tượng áp dng: Để quy định về việc Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Sửa và bổ sung một số thuật ngữ có sử dụng trong Luật tại Điu 2 (cũ) 3 mi

cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bổ sung Điu 4. Áp dng Lut KH&CN và pháp lut có liên quan: Để quy định về (1). Hoạt động KH&CN phải tuân theo Luật KH&CN và pháp luật có liên quan. (2) Hoạt động KH&CN đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng của luật đó. (3) Hoạt động KH&CN không được quy định trong luật KH&CN và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. (4) Trong trường hợp

điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tếđó.

Sửa Điều 49 (cũ) thành Điều 3 (mới) về nội dung quản lý nhà nước về

KH&CN để quy định tại chương này.

Bổ sung vào Điều 5 cũ thêm 2 nguyên tắc 1 và 2 về dân chủ và bình đẳng trong hoạt động KH&CN của toàn xã hội như vậy sẽ toàn diện hơn. Cụ thể là:

Điều 6. Nguyên tc hot động KH&CN

1. Nhà nước tôn trọng nguyên tắc kết hợp hoạt động KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia với khuyến khích tự do tìm tòi, có kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể và phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công nghệ nguồn, nghiên cứu công nghệ công ích xã hội, thực hiện phát triển bền vững.

2. Trong hoạt động KH&CN, phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Hoạt động KH&CN phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo

đảm quốc phòng, an ninh;

b) Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam;

c) Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm với giáo dục và đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường công nghệ;

d) Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân;

đ) Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Chương II: TỔ CHỨC KH&CN, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Tại chương này, bỏ các quy định về phân tổ chức KH&CN thành các cấp: cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và sửa đổi ,bổ sung các điều này theo hướng quy định mởđể có thể bao quát được các loại hình tổ chức KH&CN của mọi thành phần kinh tế, cụ thể là:

Ghép Điều 10 với Điều 11 thànhĐiu 10 để quy định vic các t chc NC-TK

1. Các tổ chức NC-TK được tổ chức dưới các hình thức: viện NC-TK, trung tâm NC-TK , phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sởNC-TK khác.

2. Tổ chức NC-TK được thành lập chủ yếu để NCKH&TKTN. Tổ chức, cá nhân nào thành lập ra tổ chức NC-TK thì đầu tư và quản lý hoạt động của tổ chức đó, tổ chức NC-TK hoạt động trong lĩnh vực nào thì được hưởng chính sách ưu đãi ở lĩnh vực đó.

a) Tổ chức NC-TK của nhà nước (ở trung ương) chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN.

b) Tổ chức NC-TK khác chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân thành lập xác định.

Ở chương này bỏ các Điều về thẩm quyền quyết định thành lâp và phân chia viện thành 3 các cấp. Vì như vậy là không hợp lý. Các quy định khác nên giữ

nguyên như cũ.

Chương III: HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ kết cấu thành 2 mục là NC-TK, ỨNG DỤNG KẾT QỦA KH&CN và PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH để bổ sung các điều quy định về các nhóm vấn đề phát triển KH&CN trong sản xuất kinh doanh.

Bổ sung vào các điu t 19 (cũ) đến điu 21 quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng NSNN cho toàn diện hơn.

Sửa đổi, bổ sung quy định vềhp đồng KH&CN(Điu 23,24) trong đó bổ sung về các loại hợp đồng và nội dung chủ yếu của hợp đồng KH&CN.

Thêm Điều 25 để quy định về kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Thêm điều 29 để quy định về Chuyn giao kết qu NC-TK được to ra bng ngân sách nhà nước, cụ thể là:

1. Kết quả NC-TK sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí từ ngân sách nhà nước mà kết quả đó được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ thì khi chuyển giao phải tuân theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Kết quả NC-TK sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước mà không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định sau:

a) Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả NC-TK bằng ngân sách nhà nước, quy định tại khoản 1 Điều 30 cho tổ chức chủ trì NC-TK đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa tổ chức NC-TK và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chủ sở hữu kết quả NC-TK bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

c) Trường hợp chủ sở hữu không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thì cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng kết quả NC-TK cho tổ chức khác, hoặc thu hồi quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả NC-TK đã giao (cho tổ chức NC-TK đó) .

Thêm điều 31để quy định về Bo mt, mua công ngh, xut khu CN, nhp công ngh:

1. Nhà nước thực hiện chế độ bảo mật KH&CN, bảo hộ bí mật KH&CN có liên quan đến bí mật an toàn và lợi ích quốc gia.

2. Đối với các sản phẩm công nghệ, dịch vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân trong nước tự chủ sáng tạo hoặc sản phẩm, dịch vụ nhà nước đặc biệt quan tâm, trong điều kiện tính năng, chỉ tiêu kỹ thuật có thể thỏa mãn yêu cầu của Nhà nước, thì Nhà nước sẽ mua lần đầu để áp dụng vào sản xuất và đời sống.

3. Sản phẩm mà Nhà nước định mua đang dự định NC-TK, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện theo phương thức tuyển chọn để xác định tổ chức KH&CN hoặc doanh nghiệp sẽ tiến hành NC-TK để đặt hàng.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nhập công nghệ cao mới và máy móc thiết bị công nghệ cao từ nước ngoài để nắm vững, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

5. Nhà nước có kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

để nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, trang bị tiên tiến để nắm vững, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

6. Nhà nước thực hiện chếđộ quản lý xuất khẩu sản phẩm KH&CN như giống sinh vật, giống di truyền quý, hiếm, sắp có nguy cơ tuyệt chủng.

Thêm điều 33 để quy định vềĐánh giá hoạt động KH&CN, cụ thể là:

1. Bộ KH&CN quy định cụ thể các tiêu chí, phương pháp, trình tự và việc tổ

chức đánh giá hoạt động KH&CN, các tổ chức KH&CN.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động KH&CN thuộc lĩnh vực quản lý.

Thêm mc Mục 2 làPHÁT TRIN CÔNG NGH TRONG SN XUT, KINH DOANH

Điu 34. Doanh nghip đầu tư phát trin KH&CN

1. Nhà nước xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đổi mới công nghệ quốc gia, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hoạt động theo cơ chế thị trường, kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với tổ chức KH&CN; có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng tạo công nghệ mới của doanh nghiệp, phát huy quyền chủ động của doanh nghiệp trong việc đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

2. Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển KH&CN nhằm nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư cho phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm.

3. Doanh nghiệp được dành tới 10% doanh thu trước thuế để lập Quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN.

4. Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước, được xét tài trợ một phần kinh phí để nghiên cứu

5. Doanh nghiệp của nhà nước phải có kế hoạch đổi mới, hoàn thiện công nghệ và sản phẩm. Người đứng đầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tiến bộ công nghệ của doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá công lao, thành tích của người phụ trách doanh nghiệp phải có các nội dung về đầu tư sáng tạo mới, xây dựng năng lực sáng tạo mới, hiệu quả sáng tạo mới.

6. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: a) Xây dựng tổ chức NC-TK, dịch vụ KH&CN của doanh nghiệp;

b) Cùng với doanh nghiệp khác hoặc tổ chức KH&CN liên hợp thành lập tổ chức NC-TK, hoặc bằng phương thức ủy thác NC-TK các đề tài, dự án KH&CN;

c) Bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ KH&CN tại doanh nghiệp;

d) Cùng tổ chức NC-TK hoặc cơ quan đào tạo, phối hợp bồi dưỡng chuyên gia công nghệ, nhân viên kỹ thuật chất lượng cao;

đ) Thu hút sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học, trường cao đẳng nghề về làm việc tại doanh nghiệp;

e) Nắm vững, làm chủ và thích nghi đối với công nghệ nhập.

g) Gia tăng đầu tư cho hoạt động NC-TK, ĐMCN, hoàn thiện công nghệ; h) Tự tổ chức thực hiện các đề tài, đề án NC-TK.

7. Kinh phí NC-TK phát sinh khi doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới được tính vào thu nhập trước thuế để khấu trừ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Máy móc, thiết bị dùng cho NC-TK của doanh nghiệp được thực hiện chếđộ khấu hao nhanh.

Điu 35. Phát trin KH&CN phc v phát trin nông nghip và nông thôn

1. Nhà nước tập trung đầu tư và có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đối với KH&CN nông nghiệp; truyền bá và phổ cập kiến thức KH&CN nông nghiệp, thúc đẩy việc chuyển giao và ứng dụng kết quả KH&CN về nông nghiệp để phát triển nông nghiệp và nông thôn.

2. Chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên phải áp dụng các biện pháp để:

a) Hỗ trợ tổ chức NC-TK khoa học kỹ thuật nông nghiệp mang tính công ích, thực hiện NC-TK và ứng dụng giống mới và kỹ thuật mới trong nông nghiệp.

b) Khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức KH&CN không thuộc nhà nước cung cấp các dịch vụ KH&CN để phát triển ngành trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản;

c) Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức KH&CN thích hợp cho người lao động nông nghiệp.

Chương IV: CÁC BIN PHÁP BO ĐẢM PHÁT TRIN KH&NG

1. Chức vụ khoa học được thực hiện thống nhất trong cả nước, gồm có trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cấp cao. Cá nhân hoạt động KH&CN tham gia giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học được xét bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Luật giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)