2. LUẬN CỨ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KH&CN.
(7) CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Về đào tạo nhân lực KH&CN, Luật(2000) đã quy định hằng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về KH&CN ở trong và ngoài nước: chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ
thuật viên lành nghề: tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN, cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Điều này đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đào tạo nhân lực KH&CN cho đất nước, đồng thời cũng mở ra hướng xã hội hoá đào tạo nhân lực KH&CN, và vì thế quy định này đến nay và trong những năm tiếp theo vẫn rất phù hợp, Sửa luật cần giữ nguyên điều này. Đồng thời cần có chính sách rõ ràng về đạo tạo có mục tiêu gắn với chiến lược phát triển KT-XH của đất nước của từng thời kỳ và đào tạo để nâng cao dân trí của xã hội nói chung và đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Cần có chính sách rõ ràng về đạo tạo có mục tiêu gắn với chiến lược phát triển KT-XH của đất nước của từng thời kỳ và đào tạo để nâng cao dân trí của xã hội nói chung. Cho nên cần bổ sung quy định cụ thể cho từn loại hình đào tạo khi sửa Luật.
trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cá nhân hoạt động KH&CN ở cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đây là vấn đề rất quan trọng cho vấn đề phát triển bền vững, song cho đến nay Nhà nước ta chưa làm được gì nhiều để thực hiện điều này, phải chăng quy định như
vậy là thiếu thực tiễn. Nếu vậy thì nên theo hướng vào việc quy định là trả công đúng với giá trị của sản phẩm KH&CN của nhà khoa học mà loại bỏ Điều này khi sửa Luật.
Luật (2000) đã quy định là Chính phủ phảỉ có kế hoạch huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức KH&CN quan trọng; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ NC&PTCN; đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, trọng điểm; ban hành Quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm để thu hút các nhà khoa học
đến làm việc. Quy định này thiếu chế tài nên tính khả thi kém,cần bổ sung chế tài cụ thể để thực hiện.
Về thống kê KH&CN Luật (2000) đã quy định hệ thống tiêu chí thống kê KH&CN được quy định thống nhất trong cả nước. Các Bộ/UBND các cấp, tổ chức KH&CN , cá nhân hoạt động KH&CN có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực số liệu thống kê KH&CN cho cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền. Thực hiện Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định về thống kê KH&CN. Ở nước ta đã có pháp lệnh về thống kê, nên chăng sửa luật không cần quy định Điều này trong Luật KH&CN, hoặc trong Luật quy định về hệ thống thống kê KH&CN trong đó quy định trách nhiệm của các cơ quan trong hoạt động thống kê KH&CN và các chế tài về báo cáo thống kê sẽ khả thi hơn.
Cơ chế quản lý nhân lực. Luật cần được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền chủ động cho cán bộ KH&CN trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứu KH&CN, trong hoạt động kiêm nhiệm và hoạt động hợp tác quốc tế. Chế độ hợp
đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức KH&CN. Song hạn chế
của cơ chế quản lý cán bộ KH&CN là chưa thực sự tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa KH&CN. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của cán bộ KH&CN đầu ngành và các tập thể KH&CN mạnh. Chưa có các quy định về biện pháp, chính sách cụ thể khuyến khích để thu hút lực lượng KH&CN ngoài nước tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Chưa có các quy định cụ thể và hiệu quả để sử dụng nhân lực KH&CN. Chủ
nghĩa bình quân và tư duy hành chính kéo dài nhiều năm qua là một trong những nguyên nhân cản trở sức sáng tạo và nhiệt huyết của các nhà khoa học, cần phải có biện pháp, chính sách để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các nhà khoa học,
cơ chế đảm bảo thu nhập thoả đáng đối với nhân lực KH&CN, tạo cơ hội thăng tiến chính đáng trong nghề nghiệp, tôn vinh xứng đáng các nhà khoa học có công lao - cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sáng tạo chính là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển KH&CN. Vì như vậy, các nhà khoa học có tài năng, có cống hiến thực sự có thể sống và làm việc bằng kết quả lao động sáng tạo của mình, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả KH&CN do mình tạo ra.
Như vậy, về cơ chế sử dụng nhân lực KH&CN sửa Luật cần quy định thực hiện theo cơ chế thi trường theo cơ chế thi trường tứcc là trao quyền quyết định cho người sử dụng lao đông khoa học quyết định song không được ở dưới mức tối thiểu của từng giai đoạn.