0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(5) HỢP ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 30 -32 )

2. LUẬN CỨ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KH&CN.

(5) HỢP ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Luật KH&CN (2000) quy định về hợp đồng KH&CN là tất cả các nhiệm vụ

KH&CN, hoạt động dịch vụ KH&CN phải được thực hiện thông qua hợp đồng KH&CN và giao cho Chính phủ quy định cụ thểđối với từng loại hợp đồng.

Nghị định 81 quy định Hợp đồng phải có một số nội dung chủ yếu, nghĩa là nếu thiếu những nội dung này thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Có thể nói đây là kẽ hở

pháp lý để một bên nào đó tham gia hợp đồng, vì lý do nào đó, muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ, vin vào cớ không hợp pháp của hợp đồng để huỷ hợp đồng, khi hợp đồng thiếu chi tiết nào đó theo quy định của pháp Luật.

Sửa Luật KH&CN, cần quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng chỉ có tính chất hướng dẫn không quy định bắt buộc phải đầy đủ các nội dung cứng nhắc. Đồng thời cần bổ sung thêm một số quy định về chế tài cho việc thực hiện hợp đồng KH&CN vào Luật.

(6) CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN

Về đầu tư tài chính cho phát triển KH&CN từ ngân sách nhà nước, Luật (2000) quy định: Đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển; Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách KH&CN, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho KH&CN so với tổng số chi ngân sách nhà nước tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN; cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ kế hoạch KH&CN; cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN. Ngân sách đầu tư cho KH&CN sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm, nhiệm vụ KH&CN phục vụ công ích; thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng duy trì và phát triển tiềm lực KH&CN; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức NC&PT của Nhà nước; trợ giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.

Đây là quy định đến nay vẫn còn phù hợp, vì đã tỏ rõ thái độ của Nhà nước trong đầu tư phát triển KH&CN. Đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển, quy định này tưởng như là câu khẩu hiệu suông, song lại rất quan trọng đối với sự nghiệp

lợi ích tức thời, không thể xem xét hằng năm Nhà nước đầu tư cho KH&CN bao nhiêu tiền và lợi nhuận từ mỗi đồng đầu tư đó là bao nhiêu. Cơ quan tài chính cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời phù hợp với tiến độ kế hoạch KH&CN thì không thể

cứng nhắc cấp phát và thanh quyết toàn theo "năm tài chính" như hiện nay đang thực hiện. Tuy nhiên, các quy định này thiếu chế tài cụ thể để thực hiện, bởi vậy, cho đến nay việc phân bổ, cấp phát kinh phí và sử dụng kinh phí cho phát triển KH&CN chưa hiệu quả. Sửa Luật không nên sửa Điều này, mà cần bổ sung điều quy định về các chế tài cụ thể, rõ ràng, minh bạch đối cả chủ thể quản lý tài chính (người phân bổ, quản lý, cấp phát và thanh toán kinh phí) và đối tượng sử dụng tài chính trong hoạt động KH&CN để thực hiện.

Luật quy định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho KH&CN. Quy định này là rất phù hợp để xã hội hoá đầu tư cho KH&CN, song quá chung chung, sửa Luật cần phải quy định rõ là khuyến khích ra sao và bằng cơ chế chính sách cụ thể gì, đối với từng loại hình đầu tư cho KH&CN để xã hội hoá đầu tư cho phát triển KH&CN, có như vậy mới thi hành được trong thực tiễn.

Luật quy định Doanh nghiệp: được dành một phần vốn để đầu tư phát triển KH&CN nhằm ĐMCN và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; vốn đầu tư phát triển KH&CN được tính vào giá thành sản phẩm; được lập Quỹ PTKH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN; đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu. Doanh nghiệp: được tính các khoản chi phí phát triển KH&CN vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, bao gồm các khoản chi cho nghiên cứu KH&CN, mua thông tin, tư liệu công nghệ, SHCN và chi phí cho các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; các khoản đầu tư về công nghệ tạo thành tài sản cố định được phân bổ trừ dần vào chi phí sản xuất. Các quy định này đến nay vẫn còn phù hợp, khi sửa luật nên chi tiết hoá hơn các quy định này để có tính khả thi.

Luật (2000) quy định: Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách KH&CN, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho KH&CN so với tổng số

chi ngân sách nhà nước tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN; cơ

quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến

độ kế hoạch KH&CN; cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN. Đây là quy

định đến nay vẫn còn phù hợp, cơ quan tài chính cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời phù hợp với tiến độ kế hoạch KH&CN thì không thể cứng nhắc cấp phát và thanh quyết toàn theo "năm tài chính" như hiện nay đang thực hiện. Tuy nhiên, các quy

định này thiếu chế tài cụ thể để thực hiện. Sửa Luật không nên sửa Điều này, mà

cần bổ sung điều quy định về các chế tài cụ thể, rõ ràng, minh bạch đối cả chủ thể quản lý tài chính (người phân bổ, quản lý, cấp phát và thanh toán kinh phí) và đối tượng sử dụng tài chính trong hoạt động KH&CN để thực hiện.

Luật quy định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho KH&CN. Quy định này là rất phù hợp để xã hội hoá đầu tư cho KH&CN, song quá chung chung, sửa Luật cần phải quy định rõ là khuyến khích ra sao và bằng cơ chế chính sách cụ thể gì, đối với từng loại hình đầu tư cho KH&CN để xã hội hoá đầu tư cho phát triển KH&CN, có như vậy mới thi hành được trong thực tiễn.

Về thuế, tín dụng cho hoạt động KH&CN Luật KH&CN (2000) cho thấy các quy định này thực chất chỉ gom các quy định ưu đãi về thuế rải rác trong các Luật thuế, song lấy ở mức cao nhất về ưu đãi. Quy định như vậy tiện cho người sử dụng (áp dụng Luật) song có vẻ trùng lặp với quy định trong các luật thuế, khi sửa Luật có thể tực hiện theo 1 trong 2 phương án: loại bỏ các quy định ưu đãi về thuế khỏi Luật; cùng với việc loại bỏ các quy định về thuế đã được các văn bản thuế quy định là quy định những ưu đãi gì có thính đột phá và có tính đặc thù khác với các quy định về thuế hiện hành để Quốc hội quyết định, như vậy sẽ có ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 30 -32 )

×