(2) TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU TRIỂN KHA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 25 - 28)

2. LUẬN CỨ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KH&CN.

(2) TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU TRIỂN KHA

Quan hệ về tổ chức KH&CN, được Luật KH&CN (2000) quy định trong các chế định về tổ chức KH&CN, cần bao quát đầy đủ các vấn đề từ loại hình tổ chức, thẩm quyền thành lập, điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động, quyền và nghĩa vụ, nhiệm vụ chủ yếu của từng loại hình tổ chức KH&CN.

V loi hình t chc, Luật (2000) quy định các tổ chức KH&CN bao gồm: tổ

chức NCKH, tổ chức NCKH&PTCN (gọi chung là tổ chức NC-TK); trường đại học; Tổ chức dịch vụ KH&CN. Được tổ chức dưới các hình thức viện NC-TK, trung tâm NC-TK, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, và cơ sở NC-TK khác. Trong đó tổ chức NCKH được thành lập chủ yếu để thực hiện các hoạt động NCKH; tổ chức NC-TK được thành lập chủ yếu để thực hiện các hoạt động từ

NCKH đến phát triển công nghệ. Quy định như vậy là quá chi tiết trong một Luật khung, song cũng không gây cản trở gì, vì vậy, sửa Luật có thể thục hiện theo một trong hai phương án là: (1) giữ nguyên quy định này; (2) quy định mở, đó là: tổ chức NC-TK được thành lập và hoạt động dưới hình thức và tên gọi thích hợp với loại hình tổ chức, song không được trùng tên với tổ chức KH&CN đã được đăng ký hoạt động trước đó.

Luật KH&CN (2000) quy định chi tiết về các loại tổ chức NC-TK, trong đó quy định viện có 3 cấp, và quy định về thẩm quyền thành lập, nhiệm vụ của tổ chức KH&CN các cấp, và đăng ký hoạt động. Như đã trình bày ở phần quản lý là phải sửa đổi triệt đểđiều này vì nó mang tính hành chính. Phải khẳng định rõ ràng, minh bạch trong Luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN. Luật không nên quy định cụ thể nhiệm vụ cho từng loại tổ chức NC-TK các cấp. Như

vậy phải sửa các Điều quy định về vấn đề trên trong Chế định này một cách căn bản. Đây là các quy định đến nay không còn phù hợp nữa nên loại bỏ khỏi Luật những bất hợp lý và thiết kế một quy định có tính mở là ai thành lập thì đầu tư và quản lý tổ chức đó, tổ chức đó là loại hình gì hoạt động trong lĩnh vực nào thì được hưởng chính sách tương ứng của nhà nước.

Đối với nhiệm vụ của các trường đại học, Luật giáo dục đã quy định nhiệm vụ nghiên cứu cho các trường đại học, nếu Luật KH&CN quy định về nhiệm vụ

nghiên cứu của các trường đại học, thì nên quy định theo hướng quy định rõ để các giáo sư, tiến sĩ lấy đào tạo con người làm trọng, nghiên cứu để phục vụ cho “đào tạo”, nghiên cứu cơ bản (theo nghĩa rộng bao gồm cả “nền tảng hay quy luật” của công nghệ, và gắn kết giữa đào tạo – nghiên cứu của trường với SX-KD (doanh nghiệp). Tuy nhiên, trong Luật cũng chỉ nên quy định ở mức đủ để làm cơ sở pháp lý để xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Luật KH&CN (2000) quy định các tổ chức KH&CN bao gồm: tổ chức NCKH, tổ chức NCKH&PTCN; trường đại học; Tổ chức dịch vụ KH&CN. được tổ

chức dưới các hình thức: viện NC-TK , trung tâm NC&PT, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, và cơ sở NC-TK khác. Quy định như vậy để phân biệt tổ chức

chức NC&PT khá hùng hậu, bao gồm : các tổ chức NC-TK của nhà nước ở trung

ương, các bộ ngành và của các địa phương, doanh nghiệp nhà nước ; các tổ chức

NC-TK ngoài nhà nước : của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân) với các tổ chức khác có thực hiện một phần hoặc hoàn toàn không thực hiện NCKH&PTCN khi đó mọc ra như nấm sau mưa như viện tai- mũi họng, viện bảo tàng... Đến nay quy định như vậy là không cần thiết, hoặc nếu có quy định thì chỉ nên quy định: cấm đặt tên trùng với tổ chức KH&CN đã thành lập trước để bảo vệ thương hiệu cho các tổ chức đó và bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm KH&CN. Vấn đề này liên qua tới quản lý các tổ chức KH&CN.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN, Luật (2000) quy định tổ chức KH&CN có rất nhiều quyền như: tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KH&CN; ký kết hợp đồng KH&CN; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về

KH&CN; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thành lập tổ

chức NC&PT tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp trực thuộc; hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền SHTT để tiến hành hoạt động KH&CN và hoạt động SX-KD. Tổ chức KH&CN cũng có nhiều nghĩa vụ như: thực hiện hợp đồng KH&CN, thực hiện nhiệm vụ

KH&CN do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí

đầu tư phát triển KH&CN và chuyển giao kết quả KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN; Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN”. Các quyền này là quyền tự nhiên, ở một số nước như Nga, trung Quốc Luật KH&CN cũng quy định một số quyền cơ bản như vậy, còn ở các nước phát triển thì họ coi đó là quyền đương nhiên không cần quy định trong Luật KH&CN (đã quy định trong các luật khác), Việt Nam cần giữ lại các quy định này khi sửa Luật KH&CN.

Sau khi có Luật (2000) một trong các loại hình là Doanh nghiệp KH&CN

được quy định tại Nghị định 115 theo tinh thần là: tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và thủ trưởng tổ chức KH&CN; tạo điều kiện gắn nghiên cứu KH&CN với SX-KD và đào tạo nhân lực,

đẩy nhanh quá trình xã hội hoá các hoạt động KH&CN; tập trung đầu tư có trọng

điểm cho các tổ chức KH&CN của nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN; các nhà khoa học được trao một loạt quyền, trong đó có quyền nhận thu nhập ở mức không hạn chế. Có nghĩa là các tổ chức NC&TK được hoạt

động hoàn toàn theo cơ chế doanh nghiệp, vấn đề này cần được bổ sung vào Luật, tức là Luật cần quy định chi tiết hơn đủ để làm cơ sở cho việc hướng dẫn thi hành việc tổ chức thực hiện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Luật. Song đây cũng là vấn đề liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung một số luật khác như Luật thuế, Luật doanh nghiệp sẽ trình bày trong phần sau về hoàn thiện pháp luật.

(3) TỔ CHỨC DỊCH VỤ KH&CN

Luật KH&CN (2000) quy định dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ

việc NCKH&PTCN; các hoạt động liên quan đến SHTT, CGCN; các dịch vụ về

thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn. Từ các hoạt động này Luật quy định về các loại hình tổ chức dịch vụ KH&CN, điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động, đăng ký hoạt động. Song Luật lại chưa quy định các loại hình tổ chức dịch vụ như tổ chức dịch vụ thực hiện kinh doanh dịch vụ KH&CN – đây là loại hình doanh nghiệp phi vụ lợi và loại hình dịch vụ không mang tính chất kinh doanh – đây là loại hình tổ chức sự nghiệp có thu. Sửa Luật cần quy định về các loại hình dịch vụ này và chính sách ưu đãi đối với nó.

Theo Luật (2000), mọi tổ chức, cá nhân đều có thể được thành lập tổ chức dịch vụ KH&CN khi có đủ các điều kiện: có mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật; có Điều lệ tổ chức và hoạt động; có nhân lực KH&CN, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo mục tiêu, phương hướng và Điều lệ tổ chức và hoạt động và phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước.

Các quy định này rất thoáng, cho phép pháp triển nhanh dịch vụ KH&CN để

pháp triển KH&CN phục vụ pháp triển KT-XH, đây cũng chính là kỳ vọng của các nhà lập pháp khi xây dựng Luật. Song thực tiễn lại diễn ra không như vậy, vì sao? Có ý kiến cho rằng, các quy định của pháp luật như trên là có tính chất chung, cần phải quy định rõ từng loại hình dịch vụ KH&CN là những gì như: tư vấn, môi giới, cung cấp dịch vụ CGCN,... và tương đương với nó là các tổ chức dịch vụ KH&CN, CGCN, môi giới công nghệ... có như vậy mới thi hành trong thực tiễn được. Vì vậy

cần quy định về các loại hình dịch vụ KH&CN và tổ chức dịch vụ KH&CN trong Luật ở mức độ đủ chi tiết làm cơ sở pháp lý để xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật về chính sách ưu đãi đối với từng loại hình tổ chức dịch vụ KH&CN và các hoạt động dịch vụ KH&CN để thực hiện, như vậy Luật sẽ có tính khả thi hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)