Tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 48 - 58)

II. Quá trình dự thảo Luật KH&CN sửa đổ

1. Tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm

Đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá việc thực thi Luật KH&CN năm 2000, từ khi có hiệu lực đến nay, từ việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật đến việc thực thi các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong thực tiễn,

để thấy được thực trạng thi hành Luật nói chung và xác định những quy định của Luật không còn phù hợp với tình hình hiện nay cần loại bỏ, những quy định cần sửa

đổi cho phù hợp, những gì mới phát sinh cần quy định vào Luật, từ đó luận cứ các phương án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN và đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa

đổi) cho phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý KH&CN trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Đã phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi, tổ chức hội nghị bàn tròn, hội thảo khoa học với các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất về việc thực thi luật về những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện Luật ở đơn vị mình, xem họ mong muốn sửa đổi, bổ sung những vấn đề chủ yếu nào của Luật KH&CN (2000).

Đã tập hợp và hệ thống hoá hơn 200 văn bản qui phạm pháp luật về KH&CN do Nhà nước ban hành từ trước đến nay; tổ chức, đánh giá hiện trạng điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này, để xác định những quy định cần kế thừa, những quy

định mới cần được điều chỉnh.

Đã dịch hơn 20 Luật trong lĩnh vực KH&CN của các nước trên thế giới như

Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, v.v... để làm tài liệu tham khảo trong quá trình soạn thảo Luật KH&CN sửa đổi.

Đã soạn thảo Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN gồm Tờ trình Chính phủ, Dự thảo Luật KH&CN sửa đổi.

Đã tổ chức hội nghị các bàn tròn, hội thảo khoa học với các nhà khoa học, nhà quản lý, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp ở 03 Miền của đất nước để lấy ý kiến

đóng góp cho Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Luật.

Đã nghiên cứu tổng hợp, xử lý các ý kiến đóng goớ để tu chỉnh Đề án cho hoàn thiện.

Nhiều quy định cơ bản trong Luật KH&CN (2000) vẫn còn phù hợp với hoạt

động KH&CN của Việt Nam và điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới và không có rào cản pháp lý nào lớn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Vì vậy, không nên ban hành Luật KH&CN mới, mà chỉ sửa đổi, bổ sung một sốđiều cho Luật hoàn thiện hơn.

V nhng quy định cn loi b khi Lut. Năm 2000 Luật KH&CN được ban hành trong điều kiện thực tế về truyền thống xây dựng luật của Việt Nam khi đó là xây dựng các đạo luật là phải có đầy đủ mọi thứ (đủ các nội dung cho đủ lễ bộ của một đạo luật), cho nên luật nào (trong đó có Luật KH&CN) cũng có đủ các chương,

điều về quản lý nhà nước, thanh tra, khen thưởng, xử phạt v.v...dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng lấn, thậm chí chồng chéo giữa các đạo luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Đồng thời trong các đạo luật có nhiều quy định không có tính quy phạm mà là tuyên bố chính sách chỉ để làm nguồn cho việc xây dựng văn bản khác không khả thi. Đến nay, việc xây dựng các đạo Luật của Việt Nam đã đổi mới và hoàn thiện hơn rất nhiều. Sửa Luật KH&CN cần phải theo xu thế này. Loi b

khi Lut nhng quy định không có tính quy phm,hoc chng ln các lut khác, cụ thể là bỏ các Điều sau: 3- Mục tiêu của hoạt động KH&CN, 4- Nhiệm vụ

của hoạt động KH&CN, 28- Ứng dụng kết quả KH&CN để đổi mới chính sách và cơ chế quản lý KH-XN, 29- Ứng dụng kết quả KH&CN trong doanh nghiệp, 42- Chính sách thuế đối với hoạt động KH&CN, 52- Thanh tra KH&CN, 53- Khen thưởng.

V kết cu ca Lut. Về cơ bản, kết cấu của Luật KH&CN (2000) là khoa học, lôgíc và hợp lý. Tuy nhiên, Luật KH&CN cũng có đủ các chương, điều về quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN. sửa Luật cần phải quy định theo hướng khả

thi hơn. Có 2 phương án để sửa vấn đề này là:

Phương án 1, sửa chương này thành Chương: Trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý KH&CN, để quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý cụ thể

trong việc thi hành các quy định cụ thể nào của chính Luật này. Đề án thực hiện theo phương án này.

Phương án 2, loại bỏ hẳn chương này khỏi Luật. Đề án đề nghị xem xét cân nhắc để có quyết định cuối cùng

Liên quan đến kết cấu của Luật, V Dch v KH&CN cũng có 2 phương án:

phương án 1: Chỉ sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật cho có tính khả thi. Dự án thực hiện theo phương án này.

phương án 2: Kết cấu lại Chương Tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN thành 4 mục là: Tổ chức NC-TK; Tổ chức dịch vụ KH&CN; Trường đại học, cao đẳng; cá nhân hoạt động KH&CN để quy định về loại hình tổ chức, hoạt

động, quyền , nghĩa vụ của từng loại đối tượng cụ thể.

V nhng vn đề sa đổi b sung c th trong Lut. Đối với từng điều cụ thể đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Chương I: Quy định chung

Điu 1. Phm vi điu chnh. Bổ sung thêm đổi mới và phát triển công nghệ

trong sản xuất - kinh doanh. Vì đây là Luật KH&CN, cần quy định cả hoạt động KH&CN trong sản xuất kinh doanh. Và Dự thảo Luật cũng đã bổ sung thêm một số điều về tổ chức và hoạt động KH&CN của doanh nghiệp, và chính sách của nhà nước đối với vấn đề này (trong cả doanh nghiệp trong công nghiệp và nông nghiệp).

Bổ sung Điều 2. Đối tượng áp dụng: Để quy định về việc Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ

chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Bổ sung Điu 5. Áp dng Lut KH&CN và pháp lut có liên quan: Để quy

định về (1). Hoạt động KH&CN phải tuân theo Luật KH&CN và pháp luật có liên quan. (2) Hoạt động KH&CN đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng của luật đó. (3) Hoạt động KH&CN không được quy định trong luật KH&CN và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. (4) Trong trường hợp

điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Sửa Điều 5: nhiệm vụ của KH&CN thành nguyên tắc trong hoạt động KH&CN và thêm 2 nguyên tắc 1 và 2 về dân chủ và bình đẳng trong hoạt động KH&CN của toàn xã hội như vậy sẽ toàn diện hơn. Cụ thể là:

Điều 7. Nguyên tc hot động KH&CN

1. Nhà nước tôn trọng nguyên tắc kết hợp hoạt động KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia với khuyến khích tự do sáng tạo, có kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể và phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công nghệ nguồn, nghiên cứu công nghệ công ích xã hội, thực hiện phát triển bền vững.

2. Trong hoạt động KH&CN, phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Hoạt động KH&CN phải phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

b) Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam;

c) Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu NC-TK với giáo dục và đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường công nghệ;

d) Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân;

đ) Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Chương II: TỔ CHỨC KH&CN, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Tại chương này, bỏ các quy định về phân tổ chức KH&CN thành các cấp: cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và sửa đổi vì như vậy là hành chính hóa các tổ chức KH&CN, sửa các điều này theo hướng quy định mở để có thể bao quát được các loại hình tổ chức KH&CN của mọi thành phần kinh tế, cụ thể là:

Ghép Điều 10 với Điều 11 thànhĐiu 11 để quy định vềc các tổ chức NC-TK:

1. Các tổ chức NC-TK được tổ chức dưới các hình thức: viện NCKH, viện NC- TK, gọi chung là viện NC&TK, trung tâm NC-TK , phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sởNC-TK khác.

2. Tổ chức NC-TK được thành lập chủ yếu để NC&TK. Tổ chức, cá nhân nào thành lập ra tổ chức NC-TK thì đầu tư và quản lý hoạt động của tổ chức đó, tổ chức NC-TK hoạt động trong lĩnh vực nào thì được hưởng chính sách ưu đãi ở lĩnh vực đó.

3. Nhiệm vụ của các tổ chức NC-TK

a) Tổ chức NCKH-TKTN của nhà nước (ở trung ương) chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN.

b) Tổ chức NC-TK khác chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân thành lập xác định.

Chương III: HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ kết cấu thành 2 mục là NC-TK, ỨNG DỤNG KẾT QỦẢ KH&CN và mục phát triển công nghệ của doanh nghiệp để bổ sung các điều quy định về các nhóm vấn đề này. Cụ thể là:

Bổ sung vào các điu t 19 (cũ) đến điu 21 quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng NSNN cho toàn diện hơn.

Sửa đổi, bổ sung quy định về hợp đồng KH&CN (Điều 23,24) trong đó bổ

sung về các loại hợp đồng và nội dung chủ yếu của hợp đồng KH&CN.

Bổ sung Điu 25. Kim tra, đánh giá trong quá trình thc hin nhim v

KH&CN để quy định về:

1. Cơ quan quản lý KH&CN các cấp theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra

định kỳ và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước về nội dung khoa học, tiến độ thực hiện và việc sử dụng kinh phí. Trong trường hợp cần thiết cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN có thểđiều chỉnh nội dung

nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hoặc chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN đó.

2. Việc điều chỉnh nội dung nghiên cứu được thực hiện đồng thời với việc

điều chỉnh kinh phí cho phù hợp với nội dung được điều chỉnh.

3. Việc chấm dứt thực hiện nhiệm vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện được nhiệm vụ đó, thì cơ quan quản lý tuỳ theo mức độ lỗi sẽ

xem xét việc thu hồi kinh phí đã cấp; việc chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, do nhiệm vụ không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì kinh phí sẽ thanh toán theo thực thanh thực chi theo các hạng mục đã thực hiện.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng NSNN tự

quyết định phương thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Thêm điều 29 để quy định v Chuyn giao kết qu NC-TK được to ra bng ngân sách nhà nước, cụ thể là:

Điều 29. Chuyển giao kết quả NC-TK được tạo ra bằng NSNN

1. Kết quả NC-TK sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kinh phí từ ngân sách nhà nước mà kết quả đó được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ thì khi chuyển giao phải tuân theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Kết quả NC-TK sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước mà không thuộc

đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định sau:

a) Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả NC-TK bằng ngân sách nhà nước, quy định tại khoản 1 Điều 28 cho tổ chức chủ trì NC-TK đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa tổ chức NC-TK và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chủ sở hữu kết quả NC-TK bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và CGCN đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

c) Trường hợp chủ sở hữu không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thì cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng kết quả NC-TK cho tổ chức khác, hoặc thu hồi quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả NC-TK đã giao.

Thêm điều 31 để quy định về Bảo mật, mua công nghệ, xuất khẩu CN, nhập công nghệ, cụ thể là:

1. Nhà nước thực hiện chế độ bảo mật KH&CN, bảo hộ bí mật KH&CN có liên quan đến bí mật an toàn và lợi ích quốc gia.

2. Đối với các sản phẩm công nghệ, dịch vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân trong nước tự chủ sáng tạo hoặc sản phẩm, dịch vụ nhà nước đặc biệt quan tâm, trong điều kiện tính năng, chỉ tiêu kỹ thuật có thể thỏa mãn yêu cầu của Nhà nước, thì Nhà nước sẽ mua lần đầu để áp dụng vào sản xuất và đời sống.

3. Sản phẩm mà Nhà nước định mua đang dự định NC-TK, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện theo phương thức tuyển chọn để xác định tổ chức KH&CN hoặc doanh nghiệp sẽ tiến hành NC-TK để đặt hàng.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nhập công nghệ cao mới và máy móc thiết bị công nghệ cao từ nước ngoài để nắm vững, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

5. Nhà nước có kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

để nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, trang bị tiên tiến để nắm vững, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

6. Nhà nước thực hiện chếđộ quản lý xuất khẩu sản phẩm KH&CN như giống sinh vật, giống di truyền quý, hiếm, sắp có nguy cơ tuyệt chủng.

Thêm điều 33 để quy định vềĐánh giá hoạt động KH&CN, cụ thể là:

1. Bộ KH&CN quy định cụ thể các tiêu chí, phương pháp, trình tự và việc tổ

chức đánh giá hoạt động KH&CN, các tổ chức KH&CN.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động KH&CN thuộc lĩnh vực quản lý.

Thêm mục Mục 2 là PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bổ sungĐiều 34 để quy định vềDoanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN

1. Nhà nước xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đổi mới công nghệ

quốc gia, trong đó lấy doanh nghiệp làm chủ thể (trung tâm) hoạt động theo cơ chế

thị trường, kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với tổ chức KH&CN, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng tạo công nghệ mới của doanh nghiệp, phát huy quyền chủ động của doanh nghiệp trong việc đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

2. Doanh nghiệp được dành một phần vốn đểđầu tư phát triển KH&CN nhằm nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư cho phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm.

3. Doanh nghiệp được lập Quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)