IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2. Xây dựng và thẩm tra tiêu chuẩn cơ sở
Đối với một dạng chế phẩm mới, sau khi nghiên cứu xây dựng cơng thức và quy trình bào chế, chế phẩm phải được xây dựng và thẩm tra tiêu chuẩn cơ sở. Đặc biệt đối với viên nén rã nhanh, một dạng bào chế vẫn cịn khá mới mẻ, việc làm này là hết sức cần thiết. Trong các dược điển chưa thấy cĩ chuyên luận chung về viên nén rã nhanh, chỉ
thấy cĩ tiêu chuẩn cho chế phẩm Viên nén rã uống Ondansetron (Ondansetron Orally disintegrating tablet) được quy định trong USP 30. Mặc dù đã cĩ chế phẩm viên nén rã nhanh loratadin 10 mg xuất hiện trên thị trường các nước là Claritin Reditabs của hãng Schering Plough nhưng vẫn chưa thấy cĩ chuyên luận của chế phẩm trong các dược
điển. Vì đây là một dạng bào chế mới, do đĩ việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế
phẩm viên nén rã nhanh sẽ dựa trên các tiêu chí như viên Ondansetron trong USP 30. Tiêu chuẩn cơ sở bao gồm hai phần là tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp thử.
Tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm viên nén rã nhanh loratadin 10 mg sau khi xây dựng đã
được thẩm tra bởi Viện Kiểm nghiệm Dược phẩm Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả các chế
phẩm viên nén rã nhanh loratadin 10 mg đạt yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở. Phiếu kiểm nghiệm đã được cấp ngày 03/ 09/ 2008.
5.3. Thử nghiệm in vitro
Thử nghiệm độ hịa tan được dùng như thử nghiệm thay thế để thiết lập tương đương sinh học đối với một số thuốc rắn dùng uống khi đáp ứng một số điều kiện quy định. Trong nghiên cứu tương đương in vitro, so sánh kết quả độ hịa tan của chế phẩm bào chế (thuốc thử) với thuốc đối chiếu ở 3 mơi trường pH 1,2; 4,5 và 6,8. Tuy nhiên, với viên nén rã nhanh, một dạng bào chế cịn khá mới mẻ trên thị trường, việc thực hiện thử nghiệm độ hịa tan rất khĩ khăn. Một đặc điểm của dạng viên nén rã nhanh là viên rã rất nhanh khi cho vào mơi trường (thường dưới một phút), nên các mẫu khảo sát phải được lấy ở các thời điểm gần nhau hơn để dễ theo dõi và so sánh độ hịa tan của các thuốc (nếu khơng rất khĩ so sánh do viên đã tan hồn tồn trong thời gian rất ngắn). Vì đây là dạng chế phẩm rã nhanh trong miệng, nên mơi trường pH 1,2 được chọn để khảo sát độ hịa tan của các chế phẩm. Đề tài đã tiến hành xác định độ hịa tan của các chế phẩm sau: viên nén rã nhanh loratadin 10 mg bào chế, viên nén thường Claritin và viên nén rã nhanh Claritin Reditabs trong mơi trường pH 1,2 ở các thời
điểm 5 phút, 10 phút, 15 phút và 20 phút. Kết quả cho thấy độ hịa tan của viên nén loratadin bào chế và viên nén thường Claritin khác nhau cĩ ý nghĩa (p = 0,02), điều này chứng minh chế phẩm bào chế so viên nén thường rã nhanh và hịa tan nhanh hơn. Với hệ số f2 = 33,78 < 50, do đĩ: viên nén thường Claritin và viên rã nhanh loratadin bào chế cĩ độ hịa tan khác nhau hay hai chế phẩm khơng tương đương in vitro.
Kết quả cũng so sánh độ hịa tan của viên loratadin bào chế so với viên nén rã nhanh Claritin Reditabs, cho thấy hai chế phẩm cĩ độ hịa tan khơng khác nhau cĩ ý nghĩa (p = 0,14). Tính tốn cho thấy hệ số f2 = 95,17 > 50. Suy ra, hai chế phẩm viên nén rã nhanh loratadin bào chế và viên nén rã nhanh Claritin Reditabs cĩ độ hịa tan tương tự
nhau hay tương đương in vitro.
Tuy nhiên, do thuốc thử (viên nén loratadin bào chế) và thuốc đối chiếu (viên nén rã nhanh Claritin Reditabs) đều cĩ độ hịa tan lớn hơn 85% tại các thời điểm 5 phút < 15 phút nên thiết lập tương đương in vitro bằng cách xác định hệ số f2 là việc làm khơng cần thiết.