Thử nghiệm in vivo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên loratadin rã nhanh (Trang 38 - 40)

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Nguyên liệu, hĩa chất và thiết bị

3.5.Thử nghiệm in vivo

Mục tiêu: Đánh giá tương đương sinh học của chế phẩm viên nén rã nhanh LORATADIN 10 mg do Khoa Dược – ĐHYD TP.HCM sản xuất so với viên nén CLARITIN do cơng ty Schering Plough sản xuất.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chéo, đơn liều, ngẫu nhiên, hai thuốc, hai giai đoạn, uống thuốc trong điều kiện nhịn đĩi qua đêm (Thời gian thải trừ

thuốc giữa hai giai đoạn là 7 ngày). Số lượng người tình nguyện: 14 người khỏe mạnh.

- Người tình nguyện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lựa như sau: khỏe mạnh, 18- 45 tuổi, chỉ số BMI từ 18-27 kg/ m2. Khơng nghiện rượu, khơng nghiện thuốc là, khơng sử dụng các chất gây nghiện, khơng cĩ tiền sử bệnh và hiện tại khơng mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh về hơ hấp, tiêu hĩa, suy giảm chức năng gan, thận, bệnh di truyền, lao. Khơng cĩ tiền sử bị dị ứng với thuốc đang nghiên cứu hoặc các thuốc tương tự. Khơng đang mắc các bệnh nhiễm trùng. Phụ

nữ khơng đang cĩ thai, khơng cho con bú. Xét nghiệm HIV/ AIDS, HbsAg và anti HCV âm tính.

- Mỗi người tình nguyện (NTN) được nhận 1 liều 1 viên loratadin 10 mg của thuốc thử (Loratadin 10 mg) và thuốc đối chứng (Claritin) uống với 240 ml nước trong 2 giai đoạn (ngày 1 và ngày 8) sau thời gian nhịn đĩi qua đêm ít nhất 10 giờ. NTN tiếp tục nhịn đĩi 4 giờ sau khi uống thuốc. NTN được ăn bữa ăn tiêu chuẩn sau 4 giờ uống thuốc trong cả hai giai đoạn. NTN uống thuốc thử trong giai đoạn 1 sẽ

- NTN khơng uống các thức uống cĩ cồn, cà phê, nước chè, nước tăng lực, trong khoảng 48 giờ trước khi uống thuốc thử nghiệm cho đến khi lấy xong mẫu máu cuối. Khơng uống nước trong khoảng 1 giờ trước và sau khi uống thuốc. NTN khơng uống bất cứ loại thuốc nào trong vịng 1 tuần trước khi uống thuốc nghiên cứu, khơng tham gia hoạt động nặng về thể chất 48 giờ trước ngày tham gia uống thuốc và 8 giờ sau khi lấy xong mẫu máu cuối.

- Lấy mẫu máu: 32 mẫu máu (tổng cộng 192 mL) được lấy từ tĩnh mạch tay vào các thời điểm: 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 3,0; 3,5; 4,0; 5,0; 8,0; 12,0; 16,0; 24,0; 36,0; 48,0; 72,0 giờ sau khi dùng thuốc trong 2 giai đoạn, mỗi lần lấy 6 mL máu. Trong vịng 20 phút sau khi lấy, các mẫu máu được ly tâm ở tốc độ 5500 vịng/phút trong 5 phút, tách lấy huyết tương đem bảo quản ở -20 0C cho đến khi đem phân tích.

Phương pháp đánh giá: So sánh các thơng số dược động học AUC, Cmax, Tmax của thuốc thử và thuốc đối chứng theo quy định của USP 30.

Phương pháp phân tích: Định lượng loratadin trong huyết tương bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổđã được thẩm định theo hướng dẫn của FDA.

- Pha động: dung dịch đệm amoni format 20mM (pH 5,0) – Methanol (15 : 85) - Cột sắc ký: Germini C18 (150 x 4,6 mm; 5µm) - Nhiệt độ cột: 40 0C - Tốc độ dịng: 0,5 mL/ phút - Chất chuẩn nội: cinnarizin - Thể tích tiêm: 10µl - Phát hiện: đầu dị khối phổ - Chếđộ: ESI +, MRM

- Nitơ: 8 lít/ phút, áp suất khí phun: 35 psi - Điện thế: 4500 V

Xử lý mẫu: chiết xuất loratadin trong huyết tương bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng.

Phương pháp thống kê: Phân tích phương sai ANOVA các thơng số Cmax, AUC0-∞

Cmax, AUC0-∞của thuốc thử, thuốc đối chứng với khoảng tin cậy 90%. Hai chế phẩm tương đương sinh học khi khoảng tin cậy 90% của tỷ số Cmax, AUC0-∞ của hai chế

phẩm chênh lệch khơng quá 80-125% khi chuyển sang dạng logarit. So sánh sự khác biệt của thơng số Tmax theo phương pháp thống kê phi tham số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên loratadin rã nhanh (Trang 38 - 40)