Hiệu quả mô hình giáo dục dinh d−ỡng phòng chống béo phì tr−ờng học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị (Trang 79 - 81)

- Lời khuyên CĐĂ hợp lí

4. Hiệu quả mô hình giáo dục dinh d−ỡng phòng chống béo phì tr−ờng học

Sau khi can thiệp 9 tháng (năm 2008) thực hiện mô hình giáo dục truyền thông dinh d−ỡng phòng chống béo phì trẻ em lứa tuổi học đ−ờng chúng tôi thu đ−ợc một số kết quả sau:

4.1. Hiệu quả đối với kiến thức và thực hành của học sinh

Sau khi can thiệp có sự thay đổi rõ rệt kiến thức về dự phòng và kiềm chế thừa cân béo phì của học sinh tại tr−ờng can thiệp so với tr−ờng đối chứng cũng nh− tr−ớc và sau can thiệp.

Thực hành học sinh uống n−ớc ngọt, tỷ lệ học sinh chơi các trò chơi điện tử và xem vô tuyến cũng giảm đi rõ rệt. Tỷ lệ trẻ đi bộ và xe đạp đến tr−ờng, tham gia các trò chơi ngoài trời nh− bơi, chơi cầu lông và nhảy dây tăng lên đáng kể.

4.2. Hiệu quả đối với khẩu phần ăn của HS 7-9 tuổi

Nhóm học sinh TCBP của tr−ờng can thiệp giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều năng l−ợng nh− ngũ cốc, thịt, n−ớc ngọt và đ−ờng ngọt. Năng l−ợng do lipid giảm đi đáng kể và các yếu tố dinh d−ỡng của khẩu phần đã cân đối.

4.3. Hiệu quả đối với thể lực của trẻ thừa cân- béo phì

Tỷ lệ học sinh tiểu học đạt yêu cầu về khoảng cách nhẩy xa tr−ớc CT 65,1% sau khi can thiệp tăng lên là 72,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)

4.4. Hiệu quả đối với tình trạng thừa cân-béo phì:

Sau khi can thiệp, kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ TCBP chung tại 2 tr−ờng can thiệp đã giảm (19,8% SCT so với 23,2 %TCT ). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

khuyến nghị

Thông qua phân tích các yếu tố nguy cơ gây TCBP, xây dựng mô hình can thiệp TCBP và đánh giá hiệu quả thử nghiệm can thiệp chúng tôi đ−a ra 1 số khuyến nghị sau:

1. Can thiệp dinh d−ỡng với biện pháp truyền thông giáo dục dinh d−ỡng phối hợp với rèn luyện thể lực cho trẻ thừa cân-béo phì thực hiện ở tr−ờng học là biện pháp có hiệu quả thay đổi kiến thức và thực hành học sinh nên đ−ợc áp dụng rộng rãi cho các tr−ờng phổ thông.

2. Mô hình can thiệp lấy trẻ em là trung tâm, thông qua các nhóm “ Sao đỏ- Sức khoẻ hình thể đẹp” cùng giáo viên giáo dục thể chất, chủ nhiệm lớp và gia đình là mô hình đảm bảo kết quả nghiên cứu bền vững.

3. Cần có những nghiên cứu tiếp tục với số tr−ờng nhiều hơn, theo dõi thời gian dài hơn về hiệu quả của can thiệp thử nghiệm phòng chống thừa cân và béo phì 6-14 tuổi tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)