3 Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thể lực của trẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị (Trang 73 - 78)

- Lời khuyên CĐĂ hợp lí

4. 3 Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thể lực của trẻ.

Trong NC của chúng tôi, các hoạt động ngoài trời tiêu hao nhiều năng l−ợng sau khi can thiệp cho thấy tỷ lệ học sinh tham gia hoạt động bơi tăng lên cao nhất tại tr−ờng can thiệp (33,1% lên 50,7%) tiếp đến là chơi cầu lông (47,4% tăng lên 63,1%) và sau cùng là nhảy dây (41,1 % lên 51,5% tr−ờng CT)[bảng 3.18]. Đã có một số nghiên cứu can thiệp cho lứa tuổi này nh−ng tác động ở những khía cạnh khác nhau [72]. Theo Ganley, luyện tập tốt nhất cho trẻ em là tạo cho chúng thói quen th−ờng xuyên đều đặn, khuyến khích trẻ luôn có các hoạt động hàng ngày là đi bộ thay cho việc đi xe đạp và cầu thang máy [67].

Khi đánh giá sự thay đổi về sức nhanh, sức mạnh và sức bền của trẻ thừa cân-béo phì, kết quả của chúng tôi cho thấy tr−ớc can thiệp tỷ lệ học sinh tiểu học đạt yêu cầu về khoảng cách nhẩy xa tr−ớc CT là 65,1%, nh−ng sau CT đạt yêu cầu tăng lên 72,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05), tuy nhiên tỷ lệ HS đạt về số lần nhẩy dây /phút ch−a có sự khác biệt [bảng 3.21]. Ng−ợc lại tỷ lệ HS đạt về khoảng cách nhảy xa, chạy ngắn của HS trung học lại thay đổi rất ít hoặc không thay đổi [bảng 3.22]. Tham khảo nghiên cứu của Chen ở trẻ trên 7 tuổi của Trung quốc cho thấy những trẻ béo phì thì thực hiện các nghiệm pháp nhảy xa, cúi gập ng−ời kém hơn rất nhiều so với trẻ bình th−ờng [57]. Do vậy, hiệu quả của phối hợp nhiều biện pháp trong cải thiện tình trạng thừa cân béo phì tr−ớc tuổi đến tr−ờng rất đáng chú ý khi cân nhắc chiến l−ợc can thiệp. NC của T.T.P.Nguyệt can thiệp ở trẻ 4-6 tuổi cho số lần đứng lên ngồi xuống ở nhóm CT tăng lên có ý nghĩa sau CT (18,4 lần &11 lần), tuy nhiên ch−a có sự khác biệt về thời gian chạy 50m & số mét nhảy xa (37).

4. 4. 4. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thừa cân và béo phì.

Trong quá trình can thiệp, các thực hành của HS nh− điều chỉnh không ăn quá mức nhu cầu, th−ờng xuyên theo dõi cân nặng và rèn luyện thể lực luôn kèm theo thực hành dinh d−ỡng tốt. Chúng tôi thấy can thiệp thừa cân và béo phì không phải làm cho trẻ giảm cân mà sau can thiệp trẻ có một cơ thể cân đối hơn, cân nặng phù hợp với chiều cao của trẻ, do vậy thành công của nghiên cứu này là việc chuyển kênh của trẻ. Sau can thiệp 9 tháng tại tr−ờng tiểu học kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ TCBP chung thay đổi không đáng kể tại tr−ờng đối chứng trong khi tại tr−ờng can thiệp tỷ lệ TCBP có giảm đi (13,7% SCT so với 19%TCT ). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). T−ơng tự tr−ờng THCS cho thấy tỷ lệ trẻ TCBP chung thay đổi rất ít tại tr−ờng can thiệp (26,0%) so với tr−ớc khi can thiệp (26,9%) trong khi tại tr−ờng đối chứng tỷ lệ TCBP lại tăng lên (28,2% SCT so với 26,7%TCT ), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo nghiên cứu can thiệp trong vòng 8 năm ở Singapore bao gồm ch−ơng trình tập luyện và t− vấn về dinh d−ỡng hợp lý với

sự tham gia của các giáo viên trong tr−ờng và phụ huynh của trẻ lứa tuổi tr−ờng học cho thấy tỷ lệ béo phì của trẻ giảm từ 16% xuống 14%. [92]

Mamalakis và cộng sự tiến hành can thiệp 6 năm ở Hy lạp thông qua giáo dục sức khoẻ và tập luyện tại tr−ờng lúc trẻ bắt đầu 6 tuổi cho kết quả BMI đ−ợc cải thiện nhóm can thiệp so với nhóm chứng và hiệu quả thấy rõ nhất trong 3 năm đầu [78] và làm giảm chỉ số Z score [97]. Một số tác giả cho rằng có thể chỉ có can thiệp dài kì là hiệu quả [72][73], Epstein sử dụng chiến l−ợc thay đổi hành vi của trẻ béo phì và cha mẹ nhằm hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều năng l−ợng và tăng tập thể dục nhịp điệu cho kết quả tỷ lệ thừa cân giảm đi trong 10 năm là 7,5% so với nhóm không can thiệp thì tỷ lệ thừa cân tăng 14,3% [62].

Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng dựa vào tr−ờng học ở trẻ 7-11 tuổi ở Singapore thì kết quả không thấy có sự khác nhau về BMI và các chỉ số thể lực khác [92]. Thử nghiệm của Robinson hạn chế xem vô tuyến và trò chơi trên máy tính ở trẻ béo phì 9 tuổi cho thấy nhóm can thiệp cải thiện đ−ợc thành phần mỡ cơ thể sau thời gian 6 tháng [91]. Ng−ợc lại cũng lứa tuổi này, sau 2 năm can thiệp giáo dục dinh d−ỡng thông qua số lần thăm khám tại gia đình thì có cải thiện đ−ợc cân nặng cho trẻ, thói quen ăn uống nh−ng không có sự thay đổi về % mỡ cơ thể [98]. Nh− vậy việc tác động vào chế độ ăn và rèn luyện thể lực đối với trẻ thừa cân-béo phì là có lợi thông qua việc đánh giá sau can thiệp thể hiện rõ nhất là kiến thức của HS và một số thực hành nh− thói quen uống n−ớc ngọt, ăn bữa phụ ban đêm, rèn luyện thể lực...đã thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên tỷ lệ TCBP tại 4 tr−ờng sau can thiệp có giảm so với tr−ớc can thiệp nh−ng không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ để can thiệp phòng thừa cân và béo phì cần phải tiến hành liên tục và thời gian dài hơn nữa đủ để xác định đ−ợc hiệu quả giảm tăng cân. Điều này cũng t−ơng tự một số nghiên cứu trên thế giới can thiệp thừa cân và béo phì đòi hỏi tiến hành dài kì nh− khuyến cáo của các chuyên gia làm công tác phòng chống TCBP thế giới.

4.4. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình can thiệp

™ Thuận lợi.

- Trong những năm gần đây, đã có một số can thiệp béo phì tại cộng đồng Việt nam nh− ch−ơng trình “Đánh giá một số yếu tố dinh d−ỡng có nguy cơ ảnh h−ởng đến sức khỏe cộng đồng và các giải pháp can thiệp” hoặc “Theo dõi tình trạng dinh d−ỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân- béo phì tại Hà Nội”....tiến hành tại các thành phố lớn do chính phủ tài trợ thuộc đề tài nhánh cấp nhà n−ớc, cấp bộ.

- Can thiệp béo phì tiến hành tại các cơ sở đ−ợc sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo các tr−ờng, các tổ chức đoàn thể, các chủ nhiệm lớp, giáo viên thể dục, nhạc họa, cán bộ y tế, các phụ huynh có con bị TCBP.

- Gia đình nào cũng rất sẵn sàng tiếp nhận thông tin phòng chống béo phì và khuyến khích trẻ tăng sử dụng các ph−ơng tiện rèn luyện thể lực cho HS.

- Các nhóm học sinh háo hức xây dựng các hoạt động, các tiểu phẩm kịch, các bài viết trình bày kiến thức đã tự thu nhận và tăng c−ờng các hoạt động thể lực chăm lo sức khỏe cho bản thân, phấn đấu để có “Hình thể đẹp ”

™ Khó khăn.

- Đây là nghiên cứu so sánh hiệu quả của mô hình can thiệp, do đó việc khống chế nhiễu của các yếu tố nh− vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở tr−ờng can thiệp và đối chứng ch−a đ−ợc xem xét, và l−ợng hoá đ−ợc những tác động của các yếu tố đó tới việc cải thiện tình trạng dinh d−ỡng.

- Tại nội thành Hà Nội có nhiều ch−ơng trình can thiệp với các thông tin và các biện pháp khác nhau để cải thiện kinh tế, văn hóa xã hội cũng nh− chăm sóc sức khỏe học sinh, và có nhiều tổ chức NGO cũng triển khai những hoạt động khác trên địa bàn nghiên cứu. Do vậy những thông điệp h−ớng dẫn chăm sóc dinh d−ỡng cho học sinh để HS và gia đình thực hiện chịu tác động từ nhiều phía.

- Việc tạo thói quen ăn uống tốt và rèn luyện thể lực th−ờng xuyên là h−ớng đi tích cực của đề tài, xong vào những mùa thi, đợt phát động các phong

trào khác của nhà tr−ờng vẫn không tránh khỏi sự chồng chéo về lịch sinh hoạt cuối tuần và lịch ngoại khóa.

™ Điều kiện đảm bảo tính bền vững của chơng trình can thiệp .

- Sau 9 tháng tiến hành can thiệp chúng tôi trao đổi với các giáo viên tại các tr−ờng can thiệp, hầu hết các GV cho rằng nhà tr−ờng có khả năng trang bị các dụng cụ tập luyện phòng chống TCBP tr−ờng học, các giáo viên thuộc bộ môn giáo dục thể chất và nhạc họa đ−a ra ý kiến là việc tiếp tục h−ớng dẫn các bài tập thể dục phòng chống TCBP tr−ờng học thật sự cần thiết trong thời điểm hiện nay, các cán bộ phụ trách Đoàn tr−ờng cho rằng học sinh vẫn rất h−ởng ứng phong trào phòng chống TCBP tr−ờng học và rất muốn đ−a chủ đề này vào các buổi sinh hoạt lớp. Điều này cho thấy yếu tố quan trọng quyết định làm giảm tỷ lệ béo phì mặc dù không phải là trực tiếp đó là thay đổi kiến thức về phòng chống thừa cân và béo phì thể hiện bằng thay đổi thực hành của học sinh trong theo dõi cân nặng, chiều cao và đặc biệt biết đến phòng y tế tự cân cho mình, tra bảng cân nặng theo chiều cao, tạo ra sự năng động cho học sinh bất kì ở đâu cũng kiểm tra cân nặng, đây chính là điều kiện đảm bảo cho ch−ơng trình can thiệp duy trì bền vững.

- Đội ngũ cộng tác viên là lãnh đạo nhà tr−ờng, cán bộ phòng y tế, giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đ−ợc tập huấn tốt về chuyên môn, đ−ợc giám sát hỗ trợ th−ờng xuyên sẽ thực hiện tốt h−ớng dẫn thực hành và kĩ năng cho học sinh phòng chống béo phì, góp phần nâng cao tình trạng dinh d−ỡng cho trẻ. Cần phải nhấn mạnh rằng, vai trò của Hiệu tr−ởng rất quan trọng trong nghiên cứu này, hiệu tr−ởng là cán bộ có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, trực tiếp giám sát cộng tác viên tạo điều kiện thành công cho CT.

- Mô hình can thiệp béo phì triển khai tại Hà nội đã nhận đ−ợc sự chỉ đạo, động viên của lãnh đạo Sở giáo dục Hà nội, nhà tr−ờng, trạm y tế mà nòng cốt là Hiệu tr−ởng. Họ đã huy động toàn bộ cộng đồng tham gia bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh và đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tính khả thi nhân rộng mô hình.

Kết luận

Qua nghiên cứu 8561 HS từ 6-14 tuổi tại 9 Quận và 6 Huyện Hà nội năm 2006, chúng tôi rút ra một số kết luận nh− sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)