- Lời khuyên CĐĂ hợp lí
4. 1 Hiệu quả của can thiệp đến kiến thức và thực hành của học sinh.
Các nghiên cứu can thiệp trên thế giới tiến hành rất đa dạng, có can thiệp chỉ thay đổi chế độ ăn hoặc chỉ giáo dục sức khoẻ đơn thuần hoặc chỉ tăng c−ờng hoạt động thể lực cho trẻ, có can thiệp phối hợp truyền thông giáo dục dinh d−ỡng và tăng c−ờng hoạt động thể lực dựa vào nhà tr−ờng hoặc gia đình nh−ng lại tiến hành ở lứa tuổi tr−ờng học [78]. Sau khi cân nhắc, chúng tôi xây dựng mô hình can thiệp dựa vào phân tích các yếu tố nguy cơ gây TCBP và tiến hành một số giải pháp can thiệp cho trẻ thừa cân –béo phì phối hợp giữa nhà tr−ờng và gia đình [Biểu đồ trang 38]
Nghiên cứu của chúng tôi với mong muốn là học sinh có kiến thức và thực hành cơ bản để phòng chống thừa cân cũng nh− những thói quen tốt rèn luyện cơ thể. Sau khi kết thúc 9 tháng can thiệp tỷ lệ học sinh có sự thay đổi rõ rệt kiến thức về phòng chống thừa cân béo phì nh− nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống TCBP của học sinh tại tr−ờng can thiệp so với tr−ờng đối chứng, tr−ớc và sau can thiệp (bảng 3.13) cũng nh− thực hành học sinh uống n−ớc ngọt tại tr−ờng can thiệp giảm đi rất có ý nghĩa (70,8% xuống 48,7%) (P<0,01) trong khi tr−ờng đối chứng ít thay đổi (69,8% xuống 62,7%). Việc thay đổi thực hành phòng chống TCBP của HS là dấu hiệu đáng mừng trong nghiên cứu của chúng tôi bởi vì khi đánh giá kiến thức hiểu biết về vấn đề thừa cân béo phì thì hầu hết các HS đều trả lời đúng, nh−ng khi kiểm tra thực hành về theo dõi và chăm sóc thể lực thì kết quả lại không nh− mong muốn. Do vậy hoạt động truyền thông giáo dục và t− vấn cho HS và cô giáo đ−ợc đặc biệt chú ý ngay từ khi bắt đầu triển khai.
Tham khảo các NC ngoài n−ớc cho thấy NC can thiệp của Sahota ở trẻ 7- 11 tuổi tại Singapore thông qua tập huấn cho giáo viên, giáo dục thể chất cho trẻ và tác động vào hệ thống căng tin của tr−ờng, quan sát cho thấy những trẻ nhận đ−ợc can thiệp thì có kiến thức và hiểu biết ở mức cao hơn, ăn rau nhiều
hơn so với nhóm không can thiệp và so với lúc ch−a can thiệp mặc dù ch−a có sự khác biệt về trung bình BMI [92]. Một nghiên cứu khác tại Mỹ, đ−ợc tiến hành can thiệp ở trẻ lớp 3-5 sau 3 năm giáo dục cho giáo viên, gia đình và học sinh phối hợp tác động vào các dịch vụ ăn uống của tr−ờng cho thấy kiến thức về phòng chống béo phì tăng từ 46%-77% (nhóm CT) so với 46%-65% (nhóm không CT) với P<0,01, hành vi lựa chọn thực phẩm đúng của nhóm CT tăng từ 46-66% so với nhóm chứng 46-53%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) [56].
Tỷ lệ học sinh chơi các trò chơi điện tử và xem vô tuyến cũng giảm đi rõ rệt (71,8% xuống 53,0% và 97,2% xuống 90,0% t−ơng ứng) tại tr−ờng can thiệp [Bảng 3.17]. Nghiên cứu theo dõi 6 tháng của Robinson thông qua giáo dục dinh d−ỡng cho cha mẹ và trẻ 9 tuổi ở Mỹ cho thấy sau can thiệp số giờ xem vô tuyến, chơi Games /tuần, số lần ăn khi xem ti vi, số giờ dành cho các hoạt động tĩnh tại giảm đi có ý nghĩa so với nhóm chứng (P<0,01) [91]. Can thiệp của Valverde bằng sử dụng thăm khám thể lực và t− vấn chế độ ăn cho bà mẹ và trẻ 1-17 tuổi ở Mỹ, kết quả cho thấy trẻ thay đổi thói quen ăn nhiều, tránh các thực phẩm giàu năng l−ợng và cuối cùng cân nặng của trẻ đ−ợc cải thiện [98]