Yếu tố văn hóa-kinh tế-xã hội và tình trạng thừa cân-béo phì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị (Trang 66 - 68)

- Lời khuyên CĐĂ hợp lí

Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ TCBP chung thay đổi không đáng kể tại tr−ờng đối chứng sau can thiệp (14,8%)so với tr− ớc khi can thiệp (15,5%) trong khi tạ

4.2.3. Yếu tố văn hóa-kinh tế-xã hội và tình trạng thừa cân-béo phì

Một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ béo phì gia tăng do ảnh h−ởng của các yếu tố trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đặc điểm công việc và hoạt động thể lực. ở những n−ớc đã phát triển béo phì gặp ở những phụ nữ có trình độ văn hoá thấp [68], ở những n−ớc nghèo béo phì tập trung nhiều ở thành phố, những hộ gia đình có mức kinh tế và trình độ văn hóa ng−ời mẹ cao hơn [80].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn thấy trẻ có nguy cơ TCBP gặp ở những gia đình có ng−ời béo phì nh− cha (2,9 lần), mẹ (9,1 lần) hoặc anh chị em ruột (3,9 lần), trong nghiên cứu của T.T.H. Loan nguy cơ này là 3,3 lần [29], ở trẻ em Thái lan cũng cho kết quả t−ơng tự (OR=3,1) [84], ở Brazil nguy cơ trẻ béo phì ở gia đình có bố mẹ BP phì là 2,9 lần. Cả 2 yếu tố gen và môi tr−ờng đều góp phần thúc đẩy béo phì, nhiều nghiên cứu cho rằng những đứa trẻ cha mẹ không mắc BP thì ít có cơ hội trở thành béo phì khi lớn [93]. Nh−

vậy khi điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội có những b−ớc tiến bộ rõ rệt thì cũng tác động đến những thay đổi từng gia đình cho nên yếu tố BP gia đình sẽ

có những cơ hội để thúc đẩy nh−ng để có một môi tr−ờng lành mạnh mà trong đó hạn chế đ−ợc những yếu tố bất lợi về sức khỏe thì cần có những giải pháp thật cụ thể.

Khi đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì, chúng tôi điều tra sự hiện diện của các đồ dùng lâu bền trong hộ gia đình. Nghiên cứu đã chỉ ra những hộ gia đình mua sắm các đồ dùng lâu bền nh− điều hòa và máy giặt… ở nhóm trẻ TCBP cao hơn nhóm chứng (OR 1,7 lần), phát hiện này cho thấy trong giai đọan chuyển tiếp về kinh tế, tình trạng kinh tế khá giả xuất hiện sớm tr−ớc khi trẻ sinh ra hoặc mới sinh sẽ có tác động nhiều tới điều kiện nuôi trẻ và thay đổi thói quen ăn uống chuyển từ ít sang quá nhiều và là nguy cơ trẻ dễ mắc TCBP. Theo tổng cục thống kê cho thấy mức giãn cách về thu nhập đã có xu h−ớng tăng lên cùng với tăng tr−ởng kinh tế. Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình gia tăng, nếu chia đều các hộ thành 5 nhóm (mỗi nhóm 20%) thì chênh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất so với nhóm thấp nhất năm 1994 là 6,5 lần đến năm 1996 là 7,3 lần [24]. Theo Martorell cho biết béo phì trẻ em tỷ lệ thuận với tổng thu nhập quốc dân và tỷ lệ nghịch với tình trạng suy dinh d−ỡng [81].

Kết quả NC của chúng tôi chỉ ra rằng mức chi tiêu theo đầu ng−ời cho ăn uống > 600.000 đ nhóm TCBP là 82,1% cao hơn nhóm chứng (24,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<,0001(Bảng 3.7). Tuy nhiên cho thấy bình quân thu nhập >1.200.000đ đầu ng−ời/tháng nhóm TCBP là 25,2% cao hơn nhóm chứng (23,8%), sự khác biệt này có ch−a có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Theo nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt, thu nhập bình quân đầu ng−ời trong tháng ở nhóm có TCBP cao hơn nhóm bình th−ờng[37]. Nghiên cứu của Lê quang Hùng ở trẻ em béo phì vào khám ở bệnh viện cho thấy có 98,2% gia đình có trẻ mắc béo phì có thu nhập trung bình đầu ng−ời là > 500.000 đồng/tháng [6]. Hui nghiên cứu ở Hồng Kông trẻ em 6-7 tuổi chỉ ra vấn đề thu

nhập gia đình và trình độ văn hoá cha mẹ không có liên quan gì với trẻ thừa cân [63]. Strauss nghiên cứu ở trẻ 0-8 tuổi tại Mỹ lại thấy rằng trẻ ở những gia đình có thu nhập trung bình có nguy cơ BP 1,8 lần, gia đình có thu nhập thấp nguy cơ là 2,8 lần, theo tác giả tình trạng kinh tế thấp kém có liên quan đến BP vì tình trạng này làm giảm hoạt động thể lực của đứa trẻ, mô hình ăn uống khoẻ mạnh bị mất dần đi [96]. Có thể nói rằng những gia đình có mức thu nhập cao thì dễ dàng chi tiêu cho ăn uống nhiều hơn và có điều kiện tiếp cận với các thực phẩm giàu dinh d−ỡng hơn vì vậy trẻ ở những gia đình này cũng dễ bị TCBP hơn. Điều này phù hợp với mô hình các n−ớc nghèo, đang phát triển: ng−ời TCBP th−ờng gặp ở tầng lớp giàu có vì theo họ “béo ” là t−ợng tr−ng cho sự giàu có, no đủ. Còn ở những n−ớc phát triển thì TCBP lại hay gặp ở tầng lớp kinh tế thấp hơn có thể do cách lựa chọn thực phẩm giàu năng l−ợng mà lại không quá đắt đã làm tăng nguy cơ TCBP ở tầng lớp này [59], [68], [85].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)