- Đánh giá qua bài kiểm tra
3.1.6.1. Kếtquả định tính
tính
Qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm ở trường THPT Đô Lương 2, Đô
Lương 3, tỉnh Nghệ An kết hợp quá trình theo dõi các giờ học chúng tôi nhận thấy:Đối với các lớp thực nghiệm dạy học theo phương pháp đảo
ngược: đa số
đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia
hoạt động tích cực. Ngay cả những học sinh trong lớp truyền thống rất ít khi tham
gia xây dựng bài cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến. Không khí lớp học sôi
nổi hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc. Nhờ đó phát huy được tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Không những vậy, các em còn rèn
luyện được các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực,
kỹ năng hợp tác, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin,
kỹ năng giải quyết vấn đề...
Đối với lớp đối chứng có trình độ tương như lớp thực nghiệm đa số các em
chủ yếu lắng nghe, không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng
bài. Không khí học tập trong lớp trầm lắng. Học sinh không có hoặc có thì rất hạn
chế các tri thức về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như
không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Cảm nhận của em Nguyễn Bá Huy (lớp trưởng lớp10C1) sau khi được học:
“Em rất thích bài học này, đó là sở trường của em. Chính em là người xung phong
làm nhóm trưởng, tập hợp ý kiến của các bạn, đánh máy, gửi vào hộp thư cô trước
tiết học. Bài học này em thấy dễ hiểu hơn với sự gợi ý tự học của cô giáo”.Cô Trần Thị Liên Thanh (GVG cấp tỉnh - Đô lương 3) dự giờ nhận
xét: “Khác
với tâm lý rụt rè, e ngại khi phát biểu trước lớp, trước một nhiệm vụ học tập như
trước kia, HS nhóm TN tỏ ra chủ động, tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập hơn
nhóm ĐC. Trong quá trình học tập, các em thường xuyên đặt ra các câu hỏi để hỏi
bạn, hỏi GV, đề xuất các yêu cầu trước nhóm/lớp và mong được giải đáp”
3.1.6.1. Kết quả định lượng
-Đánh giá qua bài kiểm tra của HS: Từ bảng số liệu kết quả chấm bài (bảng
3.2,3.3,3.4) chúng tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao
hơn lớp đối chứng, số lần đạt điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC và
số lần đạt điểm TB, yếu ít hơn.
- Phân tích kết quả đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh qua
bảng kiểm quan sát:
Qua các tiêu chí chúng tôi đã đánh giá trong quá trình rèn luyện NLTH của
HS cho thấy điểm trung bình của NLTH tại thời điểm TN đều cao hơn thời điểm
trước TN (bảng 3.5). Điều đó chứng tỏ NLTH của HS ở các lớp TN có sự phát
triển khi xét cụ thể từng biểu hiện, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển NLTH
của HS có sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt là biểu hiện 1,3,4. Cụ thể, biểu hiện 1, 3
và 4 đã phát triển một cách rõ rệt từ mức trung bình lên mức khá (biểu hiện 1 tăng từ
1,15 lên 2,05; biểu hiện 3 tăng từ 2,05 lên 2,53; biểu hiện 4 tăng từ 1,36 lên 1,81). Các
biểu hiện còn lại đều tăng hơn so với thời điểm trước TN.
Qua sự tự đánh giá của HS cho thấy HS cũng đã tự đánh giá được sự tiến bộ
của mình, cũng nhận thấy việc tự học đã giúp cá nhân HS rèn luyện thêm nhiều kĩ
năng mới vì thế có sự tăng mức độ rõ rệt về kết quả của các biểu hiện nhất là các
biểu hiện 1,3,4.
Qua việc đánh giá của cả GV và HS tự đánh giá cho thấy tiêu chí 2 và 5 mức
độđạt được của HS vẫn chưa cao nhưng cũng cho thấy sự phát triển rõ rệt qua sự
chênh lệch về mức độ giữa trước và sau TN. Qua đây cho thấy để tự lập ra một kế
hoạch học tập và đánh giá bản thân các em cần phải rèn luyện thêm NLTH và
nghiên cứu thêm kiến thức để phát triển hơn.
Như vậy, qua kết quả TNSP đã khẳng định được tính hiệu quả, khả thi của
việc sử dụng mô hình LHĐN trong việc phát triển NLTH cho HS Đô Lương 2 và
Đô Lương 3.