Nghĩa của đề tàiđối với hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” (flipped classroom) vào dạy học địa lí lớp 10 (Trang 46 - 47)

- Đánh giá qua bài kiểm tra

2. nghĩa của đề tàiđối với hoạt động giáo dục

.1. Đối với học sinh 2

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh tại

những lớp được lựa chọn thực nghiệm chúng tôi thấy việc sử dụng mô hình LHĐN

trong dạy học Địa Lí có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

- Ở những lớp thực nghiệm số học sinh tham gia vào hoạt động học nhiều

hơn so với lớp đối chứng. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động,

sáng tạo hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, các em được lôi cuốn vào nội

dung bài học, chủ động thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đã chuyển giao. Đây là

điều mà ở những lớp đối chứng khó đạt được.

-Các hoạt động học tập đã kích thích được tính tích cực, chủ động suy nghĩ,

tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phát huy NLTH. Các em không chỉ tiếp thu được

những nội dung kiến thức cơ bản mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, tự giải quyết

vấn đề và vận dụng kiến thức một cách khoa học. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp

thực nghiệm có kết quả tốt hơn so với lớp đối chứng.

2.2. Về phía giáo viên

Ngoài thăm dò ý kiến của học sinh, tôi còn tham khảo sự đóng góp ý kiến

của giáo viên tại trường THPT nơi tôi công tác và trường THPT nơi tôi chọn thực

nghiệm, thông qua việc dự giờ, đánh giá giờ dạy và nhận được những ý kiến phản

hồi tương đối tích cực từ các đồng nghiệp, cho thấy rằng:-Đề tài có tác dụng rất lớn trong việc phát huy NLTH, tạo sức hấp dẫn, cuốn

hút vào giờ học, học sinh cảm thấy hứng thú vì được tự mình khám phá những nội

dung mới liên quan đến bài học.

- Phát huy được NL tự chủ, tự học học sinh khi sử dụng phương pháp học

tập mới. Với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ này học sinh đã được phát huy sự

sáng tạo của mình, thể hiện sự hiểu biết của bản thân đối với các vấn đề có liên

quan đến bài học.- Thông qua mô hình LHĐN trong dạy học, học sinh được hóa thân thực sự

các nhân vật trong các tình huống thực tiễn từ đó đã kích thích tư duy, nâng cao trí

tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tự khẳng định

bản thân trước tập thể, phát huy được năng lực sở trường của mình.Kết quả khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để bản thân tác giả và

đồng nghiệp rút kinh nghiệm và phát huy nhiều hơn nữa trong việc vận dụng mô

hình LHĐN vào dạy học. Với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ được áp dụng

thường xuyên vào việc giảng dạy bộ môn Địa lí của giáo viên tại trường THPT.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” (flipped classroom) vào dạy học địa lí lớp 10 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w