Kết luận thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” (flipped classroom) vào dạy học địa lí lớp 10 (Trang 45 - 46)

- Đánh giá qua bài kiểm tra

3.2. Kết luận thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc vận dụng mô hình LHĐN vào giảng dạy

Địa Lí 10 đã phát triển được cho HS NLTH. Trên cơ sở đó, GV có thể tham khảo

và áp dụng cho HS trong toàn huyện Đô Lương và một số địa phương khác có cơ

sở vật chTuy nhiên, để ất phù hợp. mô hình này phát huy hiệu quả thì GV cần phải xây dựng

được nguồn tài liệu học tập phong phú, đa dạng nhằm kích thích động cơ tự học

của HS; sử dụng quy trình dạy học hợp lí, linh hoạt; lưu ý về điều kiện sử dụng

máy tính, điện thoại thông minh có kết nối internet của HS để quá trình học tập đạt

hiệu quả tối ưu.

Phần III. Kết luận 1. Kết luận

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh vượt bậc như hiện nay

đòi hỏi con người phải có NLTH, tự tìm tòi nghiên cứu mới có đủ khả năng cạnh

tranh và không bị thụt lùi. Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải

đào tạo ra những lực lượng lao động có NLTH, sáng tạo, thích nghi cao. Tự học là

“chìa khóa vàng” giúp con người tồn tại và khẳng định bản thân. Trong phạm vi

nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã đề xuất sử dụng mô hình lớp học đảo ngược hỗ

trợ phát triển NLTH cho HS. Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của

đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:- Xây dựng được nhằm quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược bồi dưỡng NLTH cho

HS. - Thiết kế được bộ công cụ đánh giá NLTH ứng dụng thực tế và hiệu quả

mô hình đã đề

ra. - Dựa trên cấu trúc của NLTH và những biểu hiện hỗ trợ dạy - tự học mô

hình lớp học đảo ngược chúng tôi đã xây dựng lớp học trên Ms Tearm, facebook

nhóm.

- Thiết kế các tiến trình bồi dưỡng NLTH cho HS theo mô hình lớp học

đảongược đã xây

dựng.- Triển khai dạy học thực nghiệm theo mô hình lớp học đảo ngược

Kết quả TNSP bước đầu đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của mô

hình lớp học đảo ngược trong việc bồi dưỡng NLTH. Mô hình này đã tạo ra

mộtmôi trường TH cá thể hóa, phù hợp với nhu cầu và nhịp độ học tập riêng ở mỗi

người. Kiến thức HS tự thu nhận thông qua các hoạt động trở nên sâu sắc, bền

vững, có hệ thống hơn. Nhờ hoạt động nhóm, HS được rèn luyện các kĩ năng cần

thiết như tìm kiếm thông tin, hợp tác, phản biện, trình bày trước đám đông giúp HS

phát triển thêm cả năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ. Mặt khác, HS cũng có

nhiều chuyển biến về tinh thần học tập: hào hứng, tích cực, chủ động hơn nên

kếtquả học tập cũng chất lượng hơn. HS được đào tạo thành những lực lượng đáp

ứng các mục tiêu trong thời kì đổi mới, có khả năng thích ứng cao, có thể TH suốt

đời.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” (flipped classroom) vào dạy học địa lí lớp 10 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w