Định hướng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 73 - 75)

cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

TDTD hay nói rộng hơn là hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ là hướng tập trung của hầu hết các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là xu hướng tất yếu của sự phát triển chung của các tổ chức tín dụng thế giới và khu vực.

Trước xu thế phát triển của thị trường, VPBank cũng đề ra định hướng phát triển hoạt động TDTD cụ thể:

 VPBank dự kiến mở rộng TDTD ở tất cả các hình thức với cách thức và phương pháp khoa học hơn. Hạn chế cho vay đầu cơ bất động sản. Việc mở rộng TDTD bao hàm mở rộng về đối tượng cho vay hình thức cho vay, địa bàn TDTD đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ (thời gian chờ đợi của khách hàng ngắn, thời gian phục vụ của nhân viên ngắn) và đảm bảo an toàn cũng như chất lượng tín dụng (tỷ lệ NQH luôn dưới 2%).

 Củng cố thị trường, tăng cường chặt chẽ quan hệ với các khách hàng truyền thống, riêng ở địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận phải đa dạng hoá cơ sở khách hàng cá nhân, những đối tượng thuộc loại khó tính nhất để họ tìm đến và sử dụng các sản phẩm TDTD của ngân hàng.

 Đa dạng hóa các loại hình tín dụng tiêu dùng: cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên; cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; với cho vay mua nhà, tăng cường mối quan hệ giữa ba bên: các công ty xây dựng, ngân hàng và khách hàng, thiết lập mối quan hệ với các đại lý bán xe ô tô, các đại lí bán lẻ hàng hóa khác…

 Tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống Corebanking sẽ là xương sống cho việc hoàn thiện, cải tiến tiện ích ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, Internet-Banking, home-banking, phone-banking…đem nhiều tiện ích giúp khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch, không phải đến tận trụ sở ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát rủi ro cũng được ngân hàng hết sức chú trọng với chiến lược rõ ràng:

 Học hỏi và tiếp nhận hỗ trợ từ đối tác nước ngoài trong việc xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tiên tiến, đảm bảo nhận diện, quản lý và phòng chống các rủi ro có thể xảy ra một cách hiệu quả.

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng, xây dựng bộ máy quản trị RRTD tập trung.

 Thay đổi quan điểm bảo thủ trong chính sách tín dụng, áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt có kiểm soát.

 Cố gắng kiểm soát tỷ lệ NQH tiêu dùng mới phát sinh trong tổng dư nợ trong hạn tăng thêm không quá 1%. Nâng tỷ trọng dư nợ TDTD chiếm trên 40% tổng dư nợ cho vay chung.

Trên cơ sở định hướng đề ra cũng như dự kiến tình hình kinh tế trong năm 2011, ngân hàng đã đưa ra các mục tiêu cụ thể cho phát triển TDTD năm 2012 như sau:

- Dư nợ TDTD tăng 20 % so với năm 2011, đạt khoảng 15.514 tỷ đồng. - Tỷ lệ NQH TDTD là 1,8%, dưới 2% thấp hơn so với năm 2011 là 0,3%.Tỷ lệ nợ xấu TDTD là 1,65% thấp hơn 0,32% so với năm 2011. Hai chỉ tiêu này được kì vọng thấp hơn các năm trước do ngân hàng đang dần hoàn thiện hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro.

- Thu từ TDTD tăng 30% so với năm 2011, đạt tỷ trọng khoảng 48% trong tổng thu lãi kinh doanh của ngân hàng.

3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 73 - 75)