Sử dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 28 - 32)

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với những ngân hàng lớn, đòi hỏi tập trung nhiều nhân lực, có năng lực cao, tách bạch các chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo an toàn và đồng bộ.

Ưu điểm của mô hình quản lý rủi ro này là quản lý rủi ro tín dụng một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Đồng thời, thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro tín dụng đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng thống nhất cho toàn hệ thống và phát huy rất hiệu quả.

1.3.2.Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác tín dụng tiêu dùng

Chất lượng thẩm định không chỉ ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng và thị trường có vai trò rất lớn không chỉ trong hoạt động thẩm định, ra quyết định cho vay mà còn cả với chất lượng khoản vay sau khi giải ngân, hạn chế rủi ro trong cấp tín dụng nói chung và TDTD nói riêng.

Các NHTM thường xuyên tăng cường hợp tác với các ngân hàng bạn để thu thập thông tin chính xác và đầy đủ hơn về khách hàng để đảm bảo được chất lượng TDTD.

1.3.3. Tăng cường giám sát các khoản vay hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng

Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời.

+ Các NHTM ban hành một quy trình kiểm tra, giám sát liên tục các khoản vay, bao gồm nội dung, thủ tục các bước tiến hành, việc lưu trữ báo cáo đánh giá sau khi kiểm tra khoản vay phải được lưu trữ có hệ thống.

+ Để hạn chế việc thiếu khách quan của cán bộ tín dụng khi giám sát khoản vay các NHTM quy định rõ trách nhiệm của cấp trên phụ trách trực tiếp trong việc theo dõi công việc của nhân viên dưới quyền. Mặt khác, bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập được thành lập sẽ tạo môi trường buộc cán bộ tín dụng phải khách quan hơn trong kiểm tra, giám sát khoản vay.

1.3.4. Nâng cao hiệu quả của kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong đó, kiểm toán nội bộ phải xác định các đánh đổi (nếu có) giữa các cơ chế khác nhau, xác nhận tính phù hợp và liên quan liên tục giữa chúng. Thông thường, công việc kiểm toán sẽ bao gồm một phần việc đánh giá chiều sâu, phạm vi và chất lượng của công tác rà soát và thực hiện một số phép kiểm tra hạn chế để đảm bảo các kết luận của họ là đúng. Khối lượng kiểm tra sẽ phụ thuộc vào việc kiểm toán là bậc rà soát sơ cấp hay thứ cấp. Công việc kiểm toán sẽ được báo cáo lên Hội đồng quản trị và Ban quản trị cấp cao của ngân hàng. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để đội ngũ lãnh đạo đưa ra những quyết sách đúng đắn cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

1.3.5. Ngăn chặn và kiên quyết xử lý nợ xấu

Việc cơ cấu lại các khoản nợ nhằm làm trong sạch bản cân đối kế toán của NHTM là cần thiết nhưng mới chỉ giải quyết số nợ xấu đã phát sinh là chưa đủ. Việc ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lại là việc làm quan trọng hơn. Các NH có thể hạn chế nợ xấu phát sinh mới theo các hướng giải pháp sau:

- Chấm dứt việc cho vay mới đối với các bên vay có nợ dây dưa hoặc cho vay không có tài sản thể chấp;

- Đánh giá tín dụng tốt hơn, nâng cao trình độ thẩm định dự án, giám sát tình trạng bên đi vay sử dụng vốn thông qua việc bổ sung hoàn thiện quy trình thẩm định, quy định trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng.

Đối với các khoản nợ xấu mà NHTM đánh giá là khả năng thu hồi là thấp thì cần đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, nhằm tránh nguy cơ thiệt hại ngày càng lớn cho ngân hàng

1.3.6. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Song song với việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu xếp hạng tín dụng, các NHTM còn chú trọng phát triển các phần mềm xếp hạng tín dụng. Thay vì các phần mềm hiện tại chỉ tự động hóa ở khâu cuối cùng là chấm điểm khách hàng, các phần mềm mới cần được tích hợp gói giải pháp về xếp hạng và được liên kết với các nguồn dữ liệu gốc sử dụng để xếp hạng. Như vậy phần mềm mới phản ánh đúng khung chính sách xếp hạng của ngân hàng và sự biến động của nó nếu có, đồng thời đảm bảo tốc độ xử lý thông tin nhanh, tối thiếu hóa sự can thiệp của con người vào quá trình xếp hạng tín dụng.

1.3.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng

Phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch và chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM. Đặc biệt trong

công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng nói chung và phòng ngừa hạn chế RRTD nói riêng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ từ ban lãnh đạo đến nhân viên phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, phù hợp. Các thành viên ban lãnh đạo cũng cần phải chủ động hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho bản thân mình, chủ động trong công việc, để có chiến lược quản trị rủi ro tốt, hạn chế rủi ro xảy ra với đơn vị mình.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay đối với khách hàng ngay từ khâu đâu tiê là nhận hồ sơ đến khâu cuối cùng là thu nợ. Do đó, cán bộ tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng các khoản vay. các NHTM phải xây dựng quy trình tuyển dụng hợp lý, đảm bảo tuyển dụng được người cho trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, phẩm chất đạo đức tốt,… tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc thực tế đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ nội dung của chương 1 đã hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng và rủi ro tín dụng tiêu dùng, từ đó nêu lên các giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tiêu dùng của NHTM. Những vấn đề được đề cập trong chương này sẽ là tiền đề, cơ sở lý luận để tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 28 - 32)