Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 84 - 88)

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Nhà nước cần đưa ra các chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đúng định hướng, ổn định môi trường kinh tế-chính trị-xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư thúc đẩy cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp cho người tiêu dùng, các khách hàng hiện tại và tiềm năng cùa TDTD giảm được các rủi ro khách quan, từ đó nâng cao độ an toàn cho hoạt động TDTD.

Dựa trên thực tế của nền kinh tế những năm qua và dự báo về tình hình kinh tế những năm sắp tới, kiến nghị chính phủ:

- Nâng cao chất lượng của công tác dự báo để sớm đưa ra những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

- Có cơ chế điều hành hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước... để giúp doanh nghiệp có thể dự kiến được chi phí đầu vào, tránh giá tăng đột ngột gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp.

- Tích cực điều hành các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường vàng và ngoại hối, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại hối của doanh nghiệp đồng thời tránh tình trạng “đô la hóa” trong nền kinh tế.

Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng

Có biện pháp, chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tạo môi trường tốt hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2011 nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều thách thức: hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên cạnh tranh gia tăng, thị phần của không ít doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kinh tế thế giới vẫn chưa thoát hẳn khỏi khủng hoảng nên xuất khẩu khó khăn, lạm phát có nguy cơ quay trở lại, những bất ổn trên thị trường vàng, ngoại hối, …đặt các doanh nghiệp trước những khó khăn mới và từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Chỉ khi các doanh nghiệp làm ăn phát đạt, hiệu quả thì nỗi lo nợ xấu, NQH của ngân hàng mới dần được đẩy lùi.

Môi trường pháp lí hoàn thiện có hiệu lực có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có các NHTM, các điều luật là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt động kinh doanh.

Đối với hoạt động TDTD nói riêng, các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống Luật TDTD chặt chẽ và khoa học và đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động TDTD ở các nước này phát triển nhanh chóng và an toàn. Do đó, việc trước mắt là Việt Nam cần sớm có luật TDTD tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh và và phát triển hoạt động TDTD Trong thời gian qua chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan

trọng liên quan tới hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn tồn tại những thiếu sót trong các điều luật, gây khó khăn trong giải quyết các vấn đề liên quan. Nhà nước cần chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm nhanh chóng soạn thảo và ban hành luật TDTD làm hành lang pháp lý vững chắc để các NHTM yên tâm hơn trong quá trình mở rộng hoạt động này. Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật đã ban hành, chính phủ cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng như: Luật về sở hữu tài sản, Luật kiểm toán, Luật về lưu thông kỳ phiếu thương mại…. cũng như thống nhất sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng như luật đất đai, luật dân sự…

Thành lập quỹ bảo hiểm trong cho vay trả góp mua nhà

Cho vay mua nhà thông thường là những món vay lớn và cũng có nhiều rủi ro nên rất cần bảo hiểm trong hoạt động này. Hiện nay, ở Việt Nam những căn nhà có giá trị thường rất cao và vượt quá xa giá trị thực của nó. Và nếu xảy ra tình trạng “vỡ bong bóng xà phòng” thì rất nguy hiểm cho các ngân hàng bởi những căn nhà chung cư chính là vật thế chấp cho các món vay. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng như mua ô tô thì các ngân hàng luôn yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm 100% giá trị chiếc xe đó thì mới cho vay để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Do vậy đối với hoạt động cho vay như mua nhà thì rất cần bảo hiểm cho các căn nhà trong các trường hợp như cháy, hỏng, sập… và sụp đổ của thị trường bất động sản. Để làm được điều này thì không chỉ có ngành ngân hàng mà phải cần chính phủ và các cơ quan như bảo hiểm tham gia. Bảo hiểm cho các căn nhà vẫn hoàn toàn đem lại lợi nhuận cho công ty bảo hiểm và đối với nhà nước thì là một việc nên làm bởi nó có ý nghĩa cho người có thu nhập thấp và góp phần ổn định thị trường nhà đất.

có thời gian cần thiết để chuyển đổi.

Bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nước đểu tác động đến hoạt động của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các kế hoạch phát triển của họ trong tương lai. Điều này nằm ngoài dự báo của các ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả là ngân hàng phải gánh chịu. Do vậy bất kỳ dự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội đều cần phải được công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết để các tổ chức kinh tế, cá nhân có liên quan điều chỉnh và thích nghi dần hoặc Chính phủ phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi chính sách đó

Tăng cường năng lực và sự phối, kết hợp hiệu quả cho các cơ quan thanh tra, giám sát

Chính phủ cần đưa ra chính sách cụ thể cho các cơ quan thanh tra, giám sát lĩnh vực NH có sự phối kết hợp hiệu quả, tránh các chức năng chồng chéo trong việc quản trị, giám sát hoạt động các NHTM. Cơ quan giám sát cần có nguồn lực và vị trí pháp lý độc lập để phát huy vai trò đảm bảo cho sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống NH và nền kinh tế. Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho các cơ quan này trong việc tăng cường năng lực giám sát, cụ thể là tập trung vào giám sát trên cơ sở rủi ro thay vì giám sát tuân thủ như công việc các cơ quan đang tiến hành hiện nay.

Thực hiện một chiến lược cải cách hệ thống NHTM

Chính phủ cần thực hiện chiến lược cải cách hệ thống NHTM cả về tổ chức và năng lực tài chính, nhằm tăng tính lành mạnh, minh bạch, hiệu quả của cả hệ thống. Xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiện đại nhàm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 84 - 88)