Khái quát hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VPBank

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48 - 56)

2.2.1.1. Các sản phẩm cung cấp

NHTM cổ phần Việt nam Thịnh Vượng - VPBank thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng đầu tiên vào năm 2002 với sản phẩm tiên phong là Cho vay mua xe trả góp.

Có thể nói hoạt động tín dụng tiêu dùng đã phát triển rất nhanh. Vào thời điểm cuối năm 2001 đầu năm 2002, thị trường tín dụng tiêu dùng đã sôi động và có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tung ra sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp, cho vay sửa chữa và xây mới nhà điển hình là các ngân hàng chuyên về tín dụng tiêu dùng như ACB, Sacombank, VIBank, Techcombank…trước tình hình đó để theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc phát triển sản phẩm cho vay mua xe trả góp, VPBank đã tích cực nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm mới như: cho vay du học, cho vay tín chấp đảm bảo bằng lương, cho vay phục vụ các mục đích tiêu dùng khác… Với danh mục sản phẩm ngày một đa dạng, quy trình thực hiện ngày một hoàn thiện nên VPBank đã tạo lập được một vị thế trên thị trường cho vay tiêu dùng.

Các sản phẩm chủ yếu như sau:

+ Sản phẩm cho vay mua nhà - xây dựng nhà - sửa nhà + Sản phẩm Ô Tô cá nhân thành đạt

+ Sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp + Sản phẩm cho vay hỗ trợ tài chính du học + Sản phẩm cho vay tín chấp đối với CBNV + Sản phẩm Thấu Chi tiêu dùng

+ Sản phẩm cho vay tín chấp cấp Quản lý

+ Sản phẩm cho vay phát hành GTCG do VPBank phát hành.

Mỗi gói sản phẩm đều được ngân hàng chú trọng phát triển, hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách hàng, phấn đấu tới năm 2014 trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam về thị phần bán lẻ.

2.2.1.2. Quy mô tín dụng tiêu dùng

Trong những năm qua, mặc dù TDTD là một lĩnh vực mới mẻ không chỉ có VPBank mà của nhiều ngân hàng khác nữa, nhưng từ những kết quả đạt được mà hoạt động này đem lại cho thấy rằng VPBank đã đầu tư không nhỏ nhân tài vật lực để đạt được sự tăng trưởng liên tục, vững chắc, đóng góp lớn vào kết quả hoạt động chung của Ngân hàng.

Có thể thấy rõ sự biến đổi của TDTD thông qua bảng số liệu của các năm như sau:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ TDTD 5.645 35,7 10.114 39,9 12.928 44,3 2. Dư nợ tín dụng 15.813 25.324 29.184

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009 -

2011)

Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, hoạt động TDTD của VPBank cũng phát triển mạnh mẽ. Doanh số cho vay tăng cao liên tục qua các năm, doanh số thu nợ cũng tăng. Tuy nhiên, tổng dư nợ của hoạt động TDTD không giảm mà còn có xu hướng tăng cao. Vì phần lớn các món vay tiêu dùng thường có thời gian vay trung hạn, từ 12 tháng đến 36 tháng, nguồn trả nợ là

các khoản thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên, nên không thể thanh toán cho ngân hàng trong một thời gian ngắn dẫn đến tình trạng dư nợ vẫn không ngừng tăng cao. Dư nợ TDTD của VPBank tăng trưởng khá nhanh qua các năm trong giai đoạn 2009-2011 đã hoàn thành tốt mục tiêu của ngân hàng qua từng năm.

Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ

Đơn vị: Tỷ lệ %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)

Tỷ trọng TDTD có xu hướng tăng đều đặn qua các năm. Dư nợ TDTD năm 2010 đạt 10.114 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,9% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng chung đạt 160% thì tốc độ tăng của TDTD vượt hẳn lên trên, đạt 179,2 %. Đến năm 2011, dư nợ TDTD đạt 12.928 tỷ đồng chiếm 44,3% tổng dư nợ và tăng 127% so với năm trước. Có được kết quả trên là do đời sống người dân ngày càng cao nhu cầu mua, xây, sửa chữa nhà và mua ô tô tăng nhiều và ở đây cũng phải kể đến nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo VPBank trong công tác quảng bá phát triển thương hiệu, nỗ

lực của đội ngũ cán bộ tín dụng thoả mãn nhu cầu của nhiều khách hàng và sự nỗ lực trong việc thu hút được nhiều khách hàng đến vay tại ngân hàng.

Tăng trưởng dư nợ TDTD cũng như tỷ trọng của TDTD so với dư nợ tín dụng qua các năm dẫn tới sự tăng lên về doanh thu hoạt động TDTD mang lại cho ngân hàng.

Nếu như năm 2009 thu nhập từ lãi cho vay của VPBank là 2.164 tỷ đồng trong đó hoạt động TDTD mang về cho ngân hàng khoản lãi là 736,5 tỷ đồng. Sang năm 2010, sự tăng trưởng cao dư nợ tín dụng trong đó TDTD chiếm tỷ trọng lớn hơn, nên thu lãi TDTD lên tới 1.023 tỷ đồng, tăng 286,5 tỷ (38,7%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do năm 2010, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn, thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Điều này buộc VPBank phải đưa ra những mức lãi suất cho vay thấp hơn năm 2009 để cạnh tranh, dẫn tới tình trạng dù dư nợ cho vay tăng nhưng thu nhập lãi thì lại giảm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Thu nhập từ hoạt động tín dụng tiêu dùng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Giá trị So với 2010 Giá trị So với 2011

% %

1. Thu lãi TDTD 736,5 1.023 138% 1.434 140%

2. Thu lãi kinh

doanh 2.164 2.642 122% 3.541 134%

3. Tỷ trọng 34,0% 38,7% 40,5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)

Tuy nhiên, qua bảng ta cũng có thể nhận thấy, thu nhập từ hoạt động ±

TDTD vẫn chứng minh được ưu điểm của mình khi mang lại tỷ trọng ngày càng cao trong thu nhập lãi của ngân hàng, chiếm 38,7% tổng thu lãi kinh doanh trong năm 2010. Sang tới năm 2011, thu lãi TDTD tiếp tục tăng thêm 411 tỷ đồng (tăng 38%) so với năm 2010, đạt 1.434 tỷ đồng chiếm 40,5% thu lãi từ hoạt động tín dụng chung. Tỷ trọng thu lãi TDTD liên tục tăng trong tổng thu lãi kinh doanh và trở thành một nguồn thu rất quan trọng của ngân hàng VPBank.

Để có thể tăng cường nguồn thu từ hoạt động TDTD, ngân hàng cần mở rộng TDTD trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng.

2.2.1.3. Cơ cấu tín dụng tiêu dùng

Cơ cấu tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm, dịch vụ

Bảng sau cho thấy cơ cấu TDTD thay đổi qua các năm nhưng cho vay để mua nhà luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ TDTD trong thời gian qua chiếm 45% dư nợ TDTD năm 2009, chiếm 35% dư nợ TDTD năm 2010 và chiếm 34% dư nợ TDTD năm 2011.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm, dịch vụ

Đơn vị: Tỷ đồng

Sản phẩm cho vay 2009 2010 2011

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1. Mua, xây, sửa

nhà đất 2.564 45% 3.580 35% 4.389 34%

2. Mua sắm

phương tiện đi lại 1.935 34% 4.599 45% 5.989 46%

3. Du học 169 3% 102 1% 224 2%

4. Tín dụng tiêu

Tổng dư nợ tín

dụng tiêu dùng 5.645 100 10.114 100 12.928 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011) Dư nợ cho vay mua, xây sửa nhà chiếm tỷ trọng lớn là do nhu cầu nhà ở là nhu cầu cấp thiết được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đang trong giai đoạn lập nghiệp (22-30 tuổi) tập trung học tập và làm việc ở những khu đô thị lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…). Hơn nữa đời sống kinh tế ngày càng cao nên nhu cầu được sống trong các căn nhà với trang thiết bị hiện đại, kiên cố, thẩm mỹ cũng làm cho sản phẩm cho vay xây, sửa nhà chiếm tỷ trọng cao.

Cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm vay tiêu dùng. Từ chiếm tỷ trọng 34% dư nợ TDTD (1.935 tỷ) năm 2009 đến 45% (4.599 tỷ) năm 2010 và đạt 46% dư nợ TDTD (5.989 tỷ) năm 2010. Với tình hình xã hội ngày càng có nhiều người có thu nhập cao, nhu cầu mua ô tô phục vụ đi lại rất lớn, cho vay mua ô tô vẫn sẽ tiếp tục là thị trường đầy tiềm năng của ngân hàng trong thời gian tới.

Phân chia theo tiêu thức sản phẩm này, có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Ngoài quốc doanh tập trung chủ yếu vào hai loại sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp và cho vay sửa chữa – mua nhà. Đây là hai sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống của Ngân hàng VPBank nói riêng và của các NHTM hiện nay nói chung, đã được triển khai áp dụng ngay từ đầu. Bên cạnh đó, đây là hai sản phẩm mà nhu cầu của thị trường là rất lớn nên đã có điều kiện phát triển nhanh chóng dư nợ luôn chiếm từ 60%-70% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Cho vay hỗ trợ du học có xu hướng giảm đáng kể trong năm 2010, từ chiếm tỷ trọng 3% năm 2009 giảm còn 1% năm 2010. Do ngân hàng chưa có

chiến lược quảng bá giới thiệu, sản phẩm này đến với công chúng. Tuy nhiên, sang năm 2011, tỷ trọng cho vay hỗ trợ du học đã được cải thiện đáng kể, tăng 122 tỷ đồng so với năm 2010 và đạt 2% dư nợ TDTD. Thời gian tới ngân hàng có thể kết hợp với các trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: du học tại chỗ để phát triển sản phẩm này hơn nữa. Bởi nhu cầu học hành nâng cao tri thức ở giới thanh niên Việt Nam đã ngày càng gia tăng. Ngân hàng phải nỗ lực hỗ trợ đầu tư cho sản phẩm dịch vụ này.

Cho vay tiêu dùng khác là các khoản vay mà Ngân hàng VPBank tài trợ cho khách hàng để mua sắm các hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân. Giá trị của các khoản vay này thường nhỏ và thời hạn ngắn. Hiện nay dư nợ sản phẩm này chiếm một phần không lớn trong tổng cơ cấu cho vay tiêu dùng của VPBank.

Cơ cấu tín dụng tiêu dùng theo thời hạn

Để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, VPBank cung cấp khá đa dạng các sản phẩm TDTD theo các thời hạn khác nhau từ ngắn cho đến trung và dài hạn phù hợp nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của khách hàng vay. Mỗi sản phẩm đều được VPBank thiết kế sao cho kỳ hạn của nó phù hợp nhất và có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như các khoản vay mua ô tô có kỳ hạn kéo dài tới 6 năm, hay vay mua bất động sản có thể tới trên 10 năm.

Bảng 2.7 : Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng dư nợ TDTD 5.645 10.114 12.928

1. Dư nợ TDTD ngắn

2. Dư nợ TDTD trung

và dài hạn 3.683 6.758 8.956

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)

Từ hai bảng, biểu trên ta thấy cho vay trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế qua các năm, đặc biệt là cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 5 năm) vì nhu cầu vay tiêu dùng tập trung ở vay mua nhà và ô tô, đó thường là những khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ phù hợp với thu nhập của nhiều người có mức thu nhập trung bình trong xã hội. Sự biến động theo xu hướng này là một tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của đại bộ phận các ngân hàng hiện nay.

Biểu đồ 2.6 : Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng theo thời gian

Đơn vị: Tỷ lệ %

%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)

Việc triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng VPBank, theo kịp với xu thế phát triển của các Ngân hàng thương mại hiện đại và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Ngân

hàng. Việc cung cấp những sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao đã tạo lập một hình ảnh Ngân hàng bán lẻ cho Ngân hàng VPBank – tạo lập một cuộc sống mới cho Khách hàng.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48 - 56)