Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 39 - 48)

Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2009-2011

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Sau hơn 18 năm hoạt động, VPBank đã trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, công nghệ tiên tiến, mạng lưới rộng trên toàn quốc. VPBank là một trong những ngân hàng đang tích cực đổi mới với mong muốn trở thành một trong 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, VPBank liên tục đưa ra các giải pháp tích cực để thu hút nguồn tiền gửi như tăng cường quảng cáo hình ảnh của ngân hàng, đưa ra nhiều gói dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.1 Tình hình số dư huy động vốn của VPBank từ năm 2009-2011 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 %+/- 2010/2009 %+/- 2010/2011 TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 24.444 48.719 71.059 199% 146% Huy động vốn từ khách hàng 16.490 23.970 29.412 145% 123%

Trong đó: Tiền gửi tiết

kiệm 12.953 17.235 18.345 133% 106%

Tiền gửi thanh toán và

TG khác của KH 3.537 6.735 11.068 190% 164%

Huy động vốn từ TCTD 7.477 13.782 25.588 184% 186%

Huy động khác 477 1.336 1.017 280% 76%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2009 -2011)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục trong giai đoạn 2009-2011 với mức tăng trưởng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi so với năm 2008, lãi suất huy động vốn dần ổn định, VPBank đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, kết quả là năm 2009 số dư huy động vốn đạt 24.444 tỷ đồng, tăng 8835 tỷ đồng (tương đương 56.6%) so với năm 2008 và đạt 114% kế hoạch. Năm 2010 là một năm khá thành công của VPBank, số dư huy động vốn ở thời điểm 31/12/2010 lên tới 48.719 tỷ đồng, tăng 24.275 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng mức tăng 99%).

Biểu đồ 2.1: Tình hình số dư huy động vốn của VPBank từ năm 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2009 -2011)

Năm 2011, huy động vốn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh về huy dộng vốn ngày càng gay gắt, nhưng do chủ động chú trọng trong việc cạnh tranh ở

chất lượng và sản phẩm dịch vụ, nên nguồn vốn huy động từ khách hàng của VPBank được giữ được ổn định và tăng trưởng khá tốt so với năm trước. Huy động từ khách hàng tính đến ngày 31/12/2011 đạt 29.412 tỷ đồng, tăng 5.442 tỷ đồng, tương ứng tăng 23% so với năm trước. Tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng tăng 86% so với năm trước, từ mức 13.782 tỷ đồng vào cuối năm 2010 lên mức 25.588 tỷ đồng tương đương mức tăng 56% so với năm trước, đạt mức 15.042 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến cuối năm 2011 là 71.059 tỷ đồng, tăng 22.340 tỷ đồng so với năm 2010 (tương đương tăng 46% so với năm trước). Điều này chứng tỏ các sản phẩm huy động cũng như các dịch vụ của VPBank đang phát huy hiệu quả tốt, thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận. Nếu tiếp tục thực hiện tốt các chính sách như chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng… VPBank sẽ có được cho mình ngày càng nhiều những khách hàng thân thiết, là cơ sở cho sự phát triển của ngân hàng.

Xem xét cơ cấu theo kỳ hạn cũng cho thấy được những thay đổi trong hoạt động huy động vốn của VPBank. Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng về giá trị và tỷ trọng qua các năm từ 2009-2011. Tình hình kinh tế thường xuyên biến động kéo theo nhiều cơ hội đầu tư có thể đến bất ngờ, lãi suất cũng liên tục thay đổi đã phần nào tác động tới tâm lý của những người gửi tiền. Tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm một tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, điều này góp phần tạo điều kiện cho việc hoạch định sử dụng vốn theo kế hoạch một cách có hiệu quả, tạo sự an toàn cho ngân hàng trong kinh doanh.

2.1.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Trong các hoạt động ngân hàng, cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu. Những năm qua, VPBank đã thực hiện đúng những quy định của NHNN, quy chế tín dụng chung của ngân hàng, từng bước lành mạnh hóa tình

hình tín dụng của mình. Ngân hàng đã xây dựng quy chế riêng của mình về cho vay doanh nghiệp, cho vay cá nhân rất chặt chẽ, rõ ràng . Và kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của VPBank qua các năm 2009- 2011 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/-% 2010/2009 +/-% 2011/2010 - Phân theo nhóm KH 15.813 25.324 29.184 160% 115% Cho vay cá nhân 9.135 14.391 17.051 158% 118% Cho vay doanh nghiệp 6.689 10.894 12.093 163% 111%

Cho vay khác 9 39 40 433% 103%

- Phân theo loại tiền 15.813 25.324 29.184 160% 115% Cho vay = VND 15.418 23.843 27.019 155% 113% Cho vay = Ngoại tệ qui đổi 395 1.481 2.165 375% 146%

- Phân theo kỳ hạn 15.813 25.324 29.184 160% 115%

Trung, dài hạn 8.209 9.076 11.061 110% 121%

Tỷ lệ nợ xấu 1,63% 1,2% 1,82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2009 -2011)

Tính đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 25.324 tỷ đồng, tăng 9.511 tỷ đồng (tương ứng 60%) so với thực hiện năm 2009 và đạt 110% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank đến cuối năm 2010 được kiểm soát rất chặt chẽ, con số này là 1,2%, giảm 0,43% so với cuối năm trước và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của toàn ngành là 2,5%. Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư nợ là 1,15%, giảm 88 tỷ đồng so với cuối năm 2009 (tương ứng giảm 0,14%).

Trong năm 2011, VPBank đã điều chỉnh lại một số chỉ tiều kế hoạch kinh doanh cho phù hợp theo yêu cầu của Nghị Quyết 11/NQ – CP và Chỉ thị số 01/CT – NHNN, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không quá 20% đảm bảo tuân thủ đúng quy định. Thực tế đến thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 29.184 tỷ đồng tăng 3.860 tỷ đồng so với cuối năm 2010 (tương ứng tăng 15%), phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng và đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất về dưới mức 16%, đáp ứng yêu cầu của NHNN.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay ngắn, trung dài hạn VPBank từ năm 2009 – 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2009 -2011)

Biểu đồ trên cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu danh mục tín dụng theo thời hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng nhanh qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 16.248 tỷ đồng, chiếm 64% tổng dự nợ, vượt qua mức 9.076 tỷ đồng của dư nợ trung và dài hạn. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn đạt mức cao 18.123 tỷ đồng, chiếm khoảng 62% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn tăng hơn, đạt 11.061 tỷ đồng và chiếm 37% tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.3: Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế VPBank năm 2009 – 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Do đặc thù của Ngân hàng là bán lẻ, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân, vì vậy tỷ trọng dư nợ cho vay đối với cá nhân (trong đó có cho vay mua nhà, mua ô tô và cho vay tiêu dùng khác) chiếm tỷ trọng rất lớn. Phần lớn các khoản cho vay phi sản xuất nói trên là loại cho vay trung dài hạn, vì vậy việc giảm nhanh tỷ trọng cho vay phi sản xuất về mức yêu cầu của NHNN là việc rất khó khăn.

Khi lãi suất cho vay cao là bài toán khó với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và việc hạ lãi suất cho vay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, thực hiện chính sách của Chính Phủ, NHNN, VPBank đã đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp với mức lãi suất 17-19% đã tạo được những hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Hải sản.

Song song với việc đảm bảo mức độ tăng trưởng phù hợp, VPBank cũng rất chú trọng đến chất lượng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cho vay, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đến ngày 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của toàn hệ thống VPBank là 1,82% đạt kế hoạch tỷ lệ nợ xấu <2% cả năm, và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của các Ngân hàng.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2009 - 2011

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009Tốc độ tăng trưởng2011/2010

1. Tổng tài sản 27.543 59.807 82.818 217% 138% 2. Lợi nhuận trước thuế 383 663 1.064 173% 160%

3. ROA 1,3% 1,15% 1,09% 88% 95%

4 . ROE 13,9% 22,65% 16,36% 163% 72%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBank giai đoạn 2009 - 2011)

Trong bối cảnh nhiều diễn biến phức tạp như những thay đổi về tình trạng ngoại tệ; sự chuyển hướng chính sách tín dụng thông qua sự điều tiết bằng các gói cho vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ, điều chỉnh lãi suất cơ bản, quy định chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, quản lý chặt chẽ hơn việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng…cùng những thay đổi về nhân sự cấp cao của mình, năm 2009, VPBank gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù vậy, nhờ việc xác định rõ tình hình và thay đổi mục tiêu tăng trưởng từ nhanh và bền vững sang ổn định hoạt động và từng bước tăng trưởng. Trọng tâm chiến lược này là đẩy mạnh việc củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản cho vay mới, tích cực xử lý nợ xấu song song với việc củng cố lại cơ cấu tổ chức Ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới hoạt động tại những vị trí tiềm năng. Tính đến ngày 31/12/2009 tổng tài sản VPBank đạt 27.543 tỷ đồng, tăng 45% cùng kì năm 2008, lợi nhuận trước thuế đạt 382.6 tỷ đồng, bằng 193% so với 2008, vượt 15% so với kế hoạch. Tình hình hoạt động của ngân hàng có nhiều khởi sắc hơn trong năm 2010 và 2011 với mức lợi nhuận tương ứng được ghi nhận là 663 và 1.064 tỷ đồng, tăng 76% và 60% so với các năm trước.

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của VPBank qua các năm 2009 – 2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBank giai đoạn 2009 - 2011)

Đặc biệt trong năm 2011, với nhận định tình hình khó khăn còn tiếp diễn, VPBank xác định nhiệm vụ trọng tâm vẫn là củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng và tăng nguồn thu phí. Năm 2011, thành công lớn nhất của VPBank là duy trì được tốc độ phát triển ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động kinh doanh. Do dự đoán trước được những khó khăn, VPBank đã có những biện pháp chủ động đối phó và hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, và lần đầu tiên sau hơn 18 năm hoạt động, lợi nhuận trước thuế của VPBank đã vượt mốc “nghìn tỷ”, cán đích ở mức 1.064 tỷ đồng (đạt 102% kế hoạch năm). Đây là tín hiệu khả quan cho thấy các chính sách mà ngân hàng đang thực hiện đạt hiệu quả tốt, hứa hẹn những thành công trong các năm tiếp theo. Tới 31/12/2011, VPBank chính thức nâng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng, tăng 1.050 tỷ đồng so với năm 2010. Cùng thời điểm này, tổng tài sản của VPBank đạt 82.817 tỷ đồng so với 59.807 tỷ đồng cuối năm 2010, tăng 38% (tăng 23.010 tỷ đồng) so với năm 2010 và đạt 104% so với kế hoạch đặt ra.

Bằng sự nỗ lực của cả Ngân hàng, năm 2011 VPBank đã đạt được những kế hoạch mà Đại hội cổ đông đề ra, ghi nhận những bước đi vững chắc của VPBank trên con đường hướng đến mục tiêu đạt Top 5 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 39 - 48)