Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác tín dụng

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 76 - 78)

Chất lượng thẩm định không chỉ ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng và thị trường có vai trò rất lớn không chỉ trong hoạt động thẩm định, ra quyết định cho vay mà còn cả với chất lượng khoản vay sau khi giải ngân, hạn chế rủi ro trong cấp tín dụng nói chung và TDTD nói riêng.

Đánh giá được tầm quan trọng của thông tin tín dụng, đặc biệt là đối với hoạt động TDTD, VPBank đã có những biện pháp như tăng cường thu thập thông tin từ nhiều nguồn: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin từ nơi khách hàng làm việc, thu thập các thông tin thị trường liên quan tới mục

đích sử dụng tiền vay cũng như các dự đoán về cung cầu giá cả của tài sản đảm bảo, của công việc mà người đó đang tham gia và có thu nhập... Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin tín dụng đang là một hạn chế. Các yêu cầu về thông tin phục vụ phân tích tín dụng vẫn chưa được đáp ứng đáng tin cậy, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn, tình trạng thông tin bất cân xứng là phổ biến. Thiếu các trung tâm dữ liệu khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp Việt Nam…

VPBank nên tăng cường hợp tác với các ngân hàng bạn để có thể thu thập được thông tin về các khách hàng một cách đầy đủ hơn trong điều kiện trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) mới chỉ cung cấp thông tin về doanh nghiệp.

Đồng thời, VPBank nên xây dựng một bộ phận thông tin tín dụng riêng cho mình, điều này không chỉ có tác dụng tốt cho khâu thẩm định mà còn giúp ích cho cả quá trình cho vay của ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng TDTD. Xây dựng bộ phận tư vấn có chuyên môn về nhiều ngành nghề khác nhau để hỗ trợ cho cán bộ tín dụng. Trên thực tế mỗi ngành nghề đều chứa đựng những vấn đề chuyên môn mà cán bộ tín dụng không thể hiểu biết hết được, sự thiếu kiến thức này có thể dẫn tới việc không lường trước được những rủi ro có thể xảy đến, đánh giá sai về khách hàng và khoản vay dẫn tới những quyết định sai lầm. Vì vậy mà bộ phận các chuyên gia tư vấn có chuyên môn sẽ giúp cho cán bộ tín dụng và ngân hàng hạn chế được những rủi ro có thể xảy đến.

Ban lãnh đạo ngân hàng nên xem xét giảm bớt một số giấy tờ có nội dung trùng lặp trong các hồ sơ vay vốn nhằm làm giảm thời gian thẩm định, giảm các chi phí giấy tờ, chi phí quản lý và lưu trữ thông tin không cần thiết.

Ngoài ra, VPBank cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện phần mềm hỗ trợ chấm điểm xếp hạng tín dụng cho từng đối tượng khách hàng làm cơ sở

cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Phần mềm cần đáp ứng một số tiêu chí cơ bản:

+ Trọn gói, dễ sử dụng, cài đặt, duy trì và quản trị hệ thống; + Hoạt động ổn định, tốc độ xử lý nhanh

+ Thiết kế linh hoạt theo hướng tham số hóa cao, cho phép điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các tham số và nguyên tắc xếp hạng mới khi cần;

+ Có tính bảo mật cao;

+ Có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn theo nhiều định dạng khác nhau;

+ Có tính mở cao, có thể tích hợp với hệ thống ngân hàng lõi của ngân hàng, các hệ thống phần mềm hiện thời hoặc tương lai mà ngân hàng sẽ phát triển.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 76 - 78)