3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ Lệ %
2.2.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc tế bào của tảo lam Spirulina
Tảo lam được xếp vào nhóm vi khuẩn lam, là loài VSV đầu tiên có khả năng quang hợp và sinh ra khí oxy được phát hiện từ hơn 3,5 tỷ năm trước.
Spirulina (Athrospira) platensis thuộc ngành vi khuẩn lam (Cyanophyta), lớp Cyanophyceae, bộ Oscillatoriales, họ Oscillatoraceae, chi Spirulina.
Spirulina là tảo đa bào, dạng sợi. Có hai loài quan trọng là Spirulina maxima và Spirulina platensis. Chiều dài sợi tảo Spirulina có thể đạt tới 250µm. Spirulina có
Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT 60µm, đường kính xoắn khoảng 35 – 50 µm. Sợi tảo có khả năng tự chuyển động theo kiểu thanh trượt quanh trục của sợi. Một số hình ảnh về tảo Spirulina được
minh họa trên hình.
Hình 2-1: Tảo Spirulina platensis
nhiều vòng xoắn
Hình 2-2: Tảo Spirulina platensis ít
vòng xoắn
Tế bào tảo Spirulina chưa có nhân điển hình, vùng nhân là vùng giàu axit nucleic chưa có màng nhân bao bọc, phân bố trong nguyên sinh chât. Ngoài ra, tế bào
Spirulina không có không bào thực, chỉ có không bào chứa khí làm chức năng điều
chỉnh tỷ trọng tế bào. Nhờ có không bào chứa khí mà Spirulina có thể nổi lên mặt nước. Mặc dù không có ty thể và mạng lưới nội chất song tế bào Spirulina vẫn có ribosom và một số thể vùi như các hạt polyphotpht, glycogen, phycocyanin, carbonxysome và hạt mesosome.
Thành tế bào Spirulina có cấu trúc nhiều lớp, không chứa xenlulo mà chứa
mucopolyme pectin và các loại polisaccarit khác. Màng tế bào nằm sát ngày bên dưới thành tế bào và nối với màng quang hợp thylakoid tại một vài điểm. Spirulina không có lục lạp mà chỉ chứa thylakoid quang hợp nằm rải rác trong nguyên sinh chất.