Đối tượng thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG xử lý nước THẢI SINH HOẠT GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG của tảo SPIRUNILLA (Trang 71 - 74)

3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ Lệ %

3.4.2 Đối tượng thí nghiệm

3.4.2.1 Mẫu nước thí nghiệm

Các mẫu nước thải sinh hoạt được lấy tại các cống xả từ khu vực hộ dân cư Hà Nội, các kênh mương, ao hồ và khu vực sông trong thành phố nơi nước thải sinh hoạt của hộ dân thải ra trực tiếp mà chưa qua xử lý.

3.4.2.2 Lấy mẫu nước thải

- Cách lấy mẫu: Thể tích mẫu cần lấy đủ để phân tích theo quy trình. Thể tích

mẫu quá nhỏ có thể làm mẫu mất tính đại diện. Khi lấy mẫu đơn cần thể tích tối thiểu 0,5 lít. Trộn đều các mẫu đơn và lấy thể tích mẫu tổ hợp là 5 lít.

Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT

- Bảo quản mẫu: Mẫu được lấy về và cho ra chậu có thể tích tương đương sục

khí làm bay hơi khí clo

Hình 3-40: Sục mẫu nước thải làm bay hơi khí clo

Trường hợp chưa sử dụng ngay nước thải được bảo quản trong tủ lạnh tại phòng thí nghiệm Kỹ thuật môi trường.

- Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng

không bị hỏng hóc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển. Cần đóng gói để bảo vệ các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và vật liệu đóng gói không được là nguồn nhiễm bẩn.

- Tiếp nhận và bảo quản mẫu tại phòng thí nghiệm: Khi mẫu được đưa đến

phòng thí nghiệm và không thể phân tích ngay thì mẫu cần được bảo quản trong những điều kiện tránh được nhiễm bẩn từ bên ngoài cũng như bất kì thay đổi nào về hàm lượng của những chất cần xác định. Nên dùng tủ lạnh chứa mẫu chuyên dụng (nhiệt độ luôn duy trì ở mức nhỏ hơn 4oC) để bảo quản mẫu.

Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT

Bảng 3- 3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải lấy mẫu ở cống xả vào

sông Tô Lịch

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

phân tích QCVN 14 - 2008/BTNMT (cột B) 1 pH - 7,2 5 - 9 2 BOD5 mg/L 237 50 3 NO2- mg/L 71.2 10 4 NO3- mg/L 201.7 50 5 NH4-N mg/L 102.5 10 6 PO43- -P mg/L 75.6 10

Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải được lấy từ khu vực sông cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn quy định trong QCVN 14:2008/ BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. Cụ thể là hàm lượng NO2- vượt 7,12 lần; hàm lượng NO3- vượt 4.034 lần; hàm lượng NH4+ vượt 10,25 lần; PO43- vượt 7.56 lần; BOD5 cũng gấp 4.74 lần. Nước thải sinh hoạt do khu dân cư và các hộ kinh doanh thực phẩm xung quanh thải xuống hồ nhưng chưa qua xử lý đã làm nước trong hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng, có rất nhiều rác và cá chết ở các góc hồ, nước hồ chuyển sang màu xanh đậm và có dấu hiệu bị phú dưỡng. Cần có các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra hồ để đảm bảo chất lượng nước và cảnh quan sinh thái xung quanh hồ.

- Xử lý mẫu: Để đảm bảo điều kiện vận hành thuận lợi nhất cho quá trình xử lý

và sự sinh trưởng phát triển của vi tảo lam Spirulina, mẫu nước thải phải đảm bảo các điều kiện:

Không chứa chất tẩy rửa, chất độc hại, dầu mỡ. Độ pH: 6 – 8.

Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT Hàm lượng cặn lơ lửng không quá cao, nếu TSS > 10 mg/l thì phải có biện pháp lắng, lọc để loại bỏ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG xử lý nước THẢI SINH HOẠT GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG của tảo SPIRUNILLA (Trang 71 - 74)