3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ Lệ %
4.1.1 Về nhiệt độ
Đồ thị 1- 1: Biến động nhiệt độ của các bể nuôi cấy tảo Spirulina xử lý nước thải
Nhìn chung, nhiệt độ không có biến động lớn giữa các nghiệm thức qua các ngày đo. Nhiệt độ trung bình của bể 2, bể 3 và bể 4 lần lượt là 27,6 0,20C; 27,4
0,20C; 26,0 0,20C; nhiệt độ cao nhất là 290C và thấp nhất là 23,70C. Biến động nhiệt độ ở các bể 2 và 3 trong suốt thời gian thí nghiệm không có sự khác biệt nhau, nhiệt độ có xu hướng giảm ở các ngày cuối. Nguyên nhân là do những ngày sau trời mưa nhiệt độ giảm thấp trong khi những ngày đầu trời nắng và nhiệt độ thuận lợi cho sinh khối tảo tăng nhanh. Tuy vậy, ở bể 4 nhiệt độ biến động khá mạnh, số ngày có mưa nhiều hơn và không khí ẩm ướt hơn, nhiệt độ giảm do tiết trời bắt đầu chuyển lạnh, đây là điều không mong muốn trong quá trình nuôi tảo vì nhiệt độ thấp sẽ làm giảm khả năng quang hợp của tảo và hạn chế gia tăng sinh khối tảo. Nhiệt độ
20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Nhiệt độ (oC) Bể 2 Bể 3 Bể 4 oC
Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT không những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên quá trình trao đổi chất mà còn tác động lên cấu trúc tế bào (Payer, 1980). Do đó mỗi loài tảo cần nuôi ở một khoảng nhiệt độ nước thích hợp, ngoài ngưỡng nhiệt độ tảo sẽ không phát triển và có thể bị chết. Theo Richmond (1986) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tảo Spirulina platensis là 35-370C. Tuy nhiên, tảo Spirulina platensis có thể nuôi trong 5 mức nhiệt độ khác nhau từ 26 – 340C (Godia et al., 2002). Mặt khác, theo Oliveira et al., (1999) sinh khối tảo Spirulina platensis phát triển cực đại ở mức nhiệt độ từ 25 – 300C còn đối với tảo Spirulina maxima là từ 30 – 350C. Như vậy nhìn chung nhiệt độ ở các bể nuôi tảo trong thời gian nghiên cứu nằm trong khoảng thích hợp cho tảo Spirulina platensis phát triển.