3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ Lệ %
3.2.4 Xác định khối lượng vi tảo Spirulina platensis qua từng đợt
Phương pháp xác định khối lượng tảo bằng thiết bị lọc sử dụng kết hợp bình hút chân không, giấy lọc chứa tảo được sấy đến khối lượng không đổi và thu được kết quả sau khi cân.
Hình 3-26: Thiết bị lọc
sử dụng hút chân không
Hình 3-27: Giấy lọc vi tảo
kích thước 47mm trở lên
Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị giấy lọc vi sinh vật có kích thước lỗ lọc 0,47 µm, đường kính màng lọc 45mm với số lượng tương ứng với các bể nuôi tảo cần xác định khối lượng tảo có trong bể theo từng chu kỳ giám sát các thông số nước thải mẫu. Giấy lọc được cho vào từng đĩa petri đánh dấu tương ứng với từng bể và sấy ở 1050C đến khối lượng không đổi sau đó cân để xác định khối lượng ban đầu.
Hình 3-30: Giấy lọc
sau sấy (chưa có tảo)
Hình 3-31: Sấy giấy lọc
tảo
Hình 3-32: Cân giấy
lọc sau sấy
Bước 2: Dùng pipet hút 10ml nước thải mẫu trong từng bể nuôi cấy tảo vào cốc đong 10ml chuẩn bị cho quá trình lọc (đánh dấu trên mỗi bình để tránh nhầm kết quả).
Hình 3-33: Cốc đong chứa 10ml tảo (có đánh số)
Bước 3: Đặt các giấy lọc đã chuẩn bị vào thiết bị lọc sau đó cho từ từ 10ml nước thải mẫu của mỗi bình đi qua giấy lọc. Nước lọc thu được giữ trong các cốc có đánh số tương ứng để sử dụng tiếp cho quá trình đo đạc và kiểm tra biến động của các thông số trong nước thải gồm NH4, NO2-, NO3-, PO43-, Fe.
Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT
Hình 3-34: Lọc tảo
Bước 4: Giấy sau quá trình lọc được đặt trong đĩa petri ban đầu tiếp tục sấy ở 1050 C và cân để xác định khối lượng sau lọc.
Hình 3-35: Đĩa petri đựng giấy lọc tảo sau lọc
Chú ý: sau mỗi lần sấy cần phải để nguội giấy lọc rồi mới mang cân.
Hình 3-36: Hút ẩm giấy lọc tảo trước khi cân
Cách tính khối lượng vi tảo lam Spirulina platensis:
Mtảo = (mgiấy lọc ban đầu - mgiấy lọc sau lọc) x 105 (mg/l)