Hệ vi sinh vật trong nƣớc thải

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG xử lý nước THẢI SINH HOẠT GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG của tảo SPIRUNILLA (Trang 27 - 28)

3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ Lệ %

1.4 Hệ vi sinh vật trong nƣớc thải

VSV là những sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ bé. Tế bào của chúng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi với độ phóng đại từ 400 đến 1000 lần.

Số lượng và chủng loại VSV trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các chất hữu cơ hòa tan trong nước, pH môi trường, các chất độc, tia tử ngoại… Mỗi loại nước thải có hệ VSV đặc trưng. Nước thải sinh hoạt rất giàu các chất hữu cơ, vì vậy số lượng VSV trong các loại nước này là rất lớn và chủ yếu là vi khuẩn. Các VSV trong nước thải rất phong phú, bao gồm các loại vi khuẩn, virut, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc. Trong số đó, vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất. Nước thải ở các nhà máy thải ra nhiều xenluloza và nhà máy chế biến thực phẩm thường có nhiều vi khuẩn Sphaerptilus natans. Loại vi khuẩn này trước đây thường hay bị nhầm với vi nấm trong nước thải do nó phủ lên bề mặt tế bào một lớp nước cực bẩn, thường tạo thành các sợi, khi vỡ ra sẽ trôi nổi đầy trên mặt nước. Nhóm vi khuẩn này phát triển mạnh ở nhiều nước oxygen. Ngoài ra, trong nước thải còn có các vi khuẩn phân giải đường như: Clostridium, Micrococcus urea, Cytophaga sp; các vi khuẩn gây thối:

Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT

Pseudomonas fluorecens, proteus vulgaris, Bacillus cereus; các vi khuẩn oxy hóa

lưu huỳnh: Thiobacillus, Thiothrix, Beggiatoa; vi khuẩn phản nitrat hóa: Thiobacillus denitrificans, micrococus denitrificans. Trong nước thải chứa dầu

người ta tìm thấy vi khuẩn phân giải cacbohydrat: Pseudomonas, Nocardia…[15] Ngoài vi khuẩn, trong nước thải còn có nhiều loại nấm, nhất là nấm men như: Saccharomyces, Candia, Cryptococcus, Rhodotorula, Leptomitus lacteus, Fusarium aquaeducteum…Trong đó, nấm Leptomitus lacteus có khả năng phát triển thành khối nhầy cùng vi khuẩn Sphaerptilus natans trong 90-120 phút và có thể bịt kín hoàn toàn các song chắn rác làm cản trở dòng chảy, gây phiền hà trong việc thải nước. Leptomitus lacteus có thể sống xung quanh năm ở sông hồ và phát triển mạnh vào mùa đông [12].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG xử lý nước THẢI SINH HOẠT GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG của tảo SPIRUNILLA (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)