3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: Tỷ Lệ %
2.1.1 Tình hình nghiên cứu tảo lam Spirulina trên thế giới
Năm 1974, DIC – một tập đoàn hóa chất lớn của Nhật Bản đã bắt đầu tập trung nghiên cứu tảo Spirulina. Đây là tập đoàn đầu tiên đã thành công trong việc nuôi
trồng Spirulina ở qui mô công nghiệp và thương mại hóa tảo Spirulina trên thế giới [26]. Ngày nay, với 3 trang trại nuôi trồng tại Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan, tập đoàn DIC đã nuôi trồng và sản xuất tảo Spirulina với sản lượng hàng năm lên đến 900 tấn. Năm 1979, tại Mỹ, tập đoàn Earthrise cũng đã nghiên cứu và đưa Spirulina đến với thị trường thực phẩm thiên nhiên. Sau đó, vào năm 1982, Earthrise xây dựng trang trại nuôi trồng Spirulina đầu tiên tại Mỹ. Cho đến nay đây là trang trại
nuôi trồng Spirulina lớn nhất trên thế giới.
Không chỉ được biêt đến như một nguồn thực phẩm chức năng trên thế giới, khả năng xử lý môi trường của tảo lam Spirulina đã nghiên cứu tại nhiều nước. Năm
2000, tại Malaysia, Spirulina được ứng dụng trong xử lý nước thải từ nhà máy sản xuất dầu cọ [34]. Năm 2003, tại Thái Lan, khả năng làm sạch nước thải ao nuôi tôm của Spirulina cũng đã được chứng minh [23]. Tại Nhật Bản, cùng với chủng vi
khuẩn tía Rhodobacter sphaeroides và một chủng Chlorella sorokiniana, tảo lam Spirulina cũng được nghiên cứu để ứng dụng trong xử lý nước thải giàu hàm lượng
hữu cơ. Hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật AND tái tổ hợp và công nghệ gen để chuyển gen vào tảo Spirulina đang được tiến hành ở Nhật Bản nhằm tạo ra những chủng giống tảo có đặc tính mong muốn là một hướng đầy triển vọng trong việc sử dụng tảo này trong xử lý một số loại nước thải [31]. Các nhà khoa học tại MeOlguinhico đã nghiên cứu sử dụng Spirulina để loại bỏ NH4+ và PO43- trong nước thải chăn nuôi lợn có hiệu quả [33]. Năm 2010, Spirulina cũng được các nhà khoa học Tây Ban Nha chứng minh có khả nắng xử lý nước thải ô nhiễm nitơ và photpho một cách có hiệu quả [24].
Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sử dụng tảo lam
Sinh viên: Phan Thị Hoài Cẩm Lớp: 52MT nghiên cứu tại Trường Đại học Goana, Italia về khả năng của tảo lam Spirulina
trong việc loại bỏ đồng trong nước thải cũng đã được công bố. Năm 2007, Trường Đại học Iowa, Mỹ cũng đã công bố khả năng hấp thụ thủy ngân của chủng Spirulina
platensis [21]. Spirulina cũng được chứng minh có hiệu suất hấp thụ cadimi trong
nước rất tốt lên đến 98% trong thí nghiệm của Solicio và các cộng sự (2007)