Tổ chức báocáo kếtoán

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng, giải pháp và hoàn thiện (Trang 32 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.4 Tổ chức báocáo kếtoán

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phản ánh được toàn diện các m t hoạt động của đơn vị và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau là căn cứ để đánh giá chất lượng công tác kế toán của đơn vị.

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu,doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác, lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh, thuế và các khoản nộp Nhà nước, tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán,các luồng tiền.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Hay bảng cân đối kế toán ho c còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.

Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn tài sản được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó nợ và vốn cổ đông . Tài sản tương đương với nợ và vốn cổ đông nên bản cân đối tài khoản là bản liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đều bằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một ảnh chụp tĩnh chứ không phải là một cuốn phim động và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.

Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh v a khái quát v a chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Trước khi lập bảng CĐKT, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.

Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng CĐKT là không bù tr . Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư cả 2 bên Nợ và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán.

Khi lập bảng CĐKT, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc nhóm nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi.

Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần "TÀI SẢN", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần "NGUỒN VỐN".

Bảng cân đối kế toán có những đ c điểm chủ yếu sau đây:

- Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị tiền nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình .

- Bảng CĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định.

Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần lợi nhuận thực tế dương hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo kết quả kinh doanh thường được xem là báo cáo lỗ lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường là cuối tháng, quý ho c năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - t đó bạn có thể xác định được t lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó.

Báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện bằng một biểu thức đơn giản như sau:Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần ho c Lỗ thuần .

Một báo cáo thu nhập bắt đầu bằng doanh thu: số tiền thu được t việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Trong nhiều trường hợp, những khoản này đến t các khoản đầu tư ho c thu nhập lãi suất t số dư tiền m t. Sau đó, lấy doanh thu này tr đi những chi phí khác - t chi phí sản xuất và lưu kho hàng hóa, đến việc khấu hao nhà xưởng và trang thiết bị, chi phí lãi suất và thuế. Số tiền còn lại là thu nhập thuần, hay còn gọi là lợi nhuận thuần, trong khoảng thời gian lập báo cáo.

Hãy xem xét ý nghĩa của các mục khác nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty. Giá vốn hàng bán là những khoản mà công ty dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Con số này bao gồm chi phí nguyên vật liệu thô cũng như toàn bộ chi phí chế biến thành phẩm, gồm cả chi phí lao động trực tiếp. Lấy doanh thu bán hàng tr giá vốn hàng bán, ta được lợi nhuận gộp - ước tính sơ bộ về khả năng lợi nhuận của công ty.

Loại chi phí quan trọng kế tiếp là chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm lương nhân viên, tiền thuê, chi phí bán hàng và tiếp thị, và những chi phí kinh doanh khác không trực tiếp quy vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu để sản xuất giá treo không được tính vào đây, mà chỉ bao gồm chi phí quảng cáo và lương nhân viên.

Khấu hao được tính trong báo cáo kết quả kinh doanh như một khoản chi phí, dù nó không liên quan đến các khoản thanh toán tiền m t. Khấu hao là cách ước tính mức tiêu thụ của một tài sản, ho c việc giảm giá trị trang thiết bị theo thời gian. Ví dụ, một chiếc máy vi tính mất khoảng 1/3 giá trị trong năm đầu sau khi mua. Vì vậy, công ty không thể tiêu tốn toàn bộ giá trị của chiếc máy tính trong năm đầu mà trên thực tế nó được sử dụng trong ba năm. Ý tưởng đằng sau khấu hao này là nhằm nhận ra giá trị bị sụt giảm của một tài sản nào đó.

Lấy lợi nhuận gộp tr chi phí hoạt động và khấu hao, ta được lợi nhuận hoạt động. Những khoản lợi nhuận này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

Chúng ta tiếp tục xem những khoản giảm tr cuối cùng đối với doanh thu. Chi phí lãi suất là lãi suất phải trả t các khoản vay mà một công ty sử dụng. Thuế thu nhập - thuế thu bởi chính phủ trên thu nhập của công ty, là khoản cuối cùng phải nộp.

Phần doanh thu còn lại được gọi là thu nhập thuần, ho c lợi nhuận thực tế. Nếu thu nhập thuần có giá trị dương thì công ty làm ăn có lãi. Ngược lãi nếu thu nhập thuần có giá trị âm thì có nghĩa là công ty bị thua lỗ.

Ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh: Cũng như với bảng cân đối kế toán, phân tích về báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty được hỗ trợ rất nhiều khi thể hiện bằng định dạng đa kỳ. Điều này cho phép chúng ta phát hiện các xu hướng và sự chuyển biến. Hầu hết các báo cáo thường niên cung cấp các dữ liệu đa kỳ,

trong vòng 2 năm ho c hơn các báo cáo của các công ty nước ngoài thường là 5 năm .

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cash Flow Statement là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của Doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền m t, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Doanh nghiệp.

Lượng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn được xem là tương đương tiền.

Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kì + Tiền tồn cuối kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên để đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của DN, chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của DN và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 03 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

VAS 24 định nghĩa:

- Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

- Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.

- Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Nói tóm lại báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTT là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN. BCLCTT cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản

thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. BCLCTT gồm 3 phần: Phần lưu chuyển tiền t hoạt động kinh doanh, phần lưu chuyển tiền t hoạt động đầu tư và phần lưu chuyển tiền t hoạt động tài chính.

Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị.Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau: - Đ c điểm hoạt động của doanh nghiệp.

- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. - Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng. - Các chính sách kế toán áp dụng.

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán. - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

M c dù thuyết minh là phần bắt buộc của BCTC và đã có mẫu thuyết minh BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp , nhưng lại không có tiêu chuẩn chung nào quy định về độ chính xác và rõ ràng. Thông thường, các công ty s công bố thông tin ít nhất bằng yêu cầu tối thiểu của luật pháp để tránh những rắc rối không đáng có. Nhưng sự tối thiểu này nằm ở đâu thì lại tuỳ thuộc vào phán xét chủ quan của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Hơn thế nữa, thuyết minh BCTC phải càng minh bạch càng tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo các bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của công ty.

Một vấn đề khác đối với thuyết minh BCTC là đôi khi công ty gây khó cho nhà đầu tư bằng cách sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành luật ho c chuyên ngành

kỹ thuật. Hãy thận trọng nếu thuyết minh BCTC sử dụng t khó hiểu, trong trường hợp này, có thể công ty đang cố gắng che đậy điều gì đó. Những nhà đầu tư hiểu biết s theo dõi cả những thông tin mà người khác thường không để ý ho c bỏ qua. Với tầm quan trọng của thuyết minh BCTC, nhà đầu tư s thấy rằng, những thông tin khô khan, không mấy ai quan tâm, nhưng thực sự rất có ích. Bên cạnh BCTC thì Doanh nghiệp còn phải lập các báo cáo KTQT để phục vụ cho nội bộ trong quản lý và điều hành hoạt động SXKD. BCKTQT cho mỗi doanh nghiệp được thiết kế và lập theo yêu cầu cụ thể trong khả năng của t ng Doanh nghiệp chứ nhà nước không quy định thống nhất.

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng, giải pháp và hoàn thiện (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)