Hoàn thiện nộidung thông tin Kếtoán

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng, giải pháp và hoàn thiện (Trang 60)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Hoàn thiện nộidung thông tin Kếtoán

Thông tin của kế toán tài chính hướng về quá khứ, phản ảnh những sự kiện đã xảy ra và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán. Thông tin kế toán tài chính đòi hỏi phải phản ảnh một cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh, các thông tin của kế toán tài chính mang tính khách quan và có độ chính xác cao.Đối tượng chủ yếu mà kế toán tài chính cung cấp thông tin là những người bên ngoài doanh nghiệp quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Trước hết ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người có trách nhiệm điều hành và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp thường khác nhau và rất phức tạp. Nó thường bao gồm việc đạt được một mức lợi nhuận chấp nhận được, cung cấp hàng hoá có chất lượng với giá thấp, tạo công ăn việc làm, cải thiện môi trường và có thể là những nhiệm vụ khác. Muốn thực hiện được các mục tiêu tổng quát này, doanh nghiệp cần phải hoạt động có lãi. Điều này đ t ra cho ban lãnh đạo phải luôn nỗ lực để điều hành doanh nghiệp sao cho tạo ra lợi nhuận và có khả năng thanh toán công nợ. Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý thường xuyên phải quyết định và phải trả lời các câu hỏi như phải làm gì, làm như thế nào và kết quả đạt được có đúng với kế hoạch đ t ra hay không. Cụ thể hơn, các nhà quản lý thường đ t ra những câu hỏi như mức lãi trong kỳ là bao nhiêu, doanh nghiệp có đủ tiền để thanh toán các món nợ đến hạn hay không, sản phẩm nào mang lại lãi cao nhất, giá thành của sản phẩm là bao nhiêu …. Những nhà quản lý thành công thường là những người luôn đưa ra những quyết định đúng đắn trên cơ sở thông tin có giá trị và kịp thời mà một phần thông tin quan trọng chính là do hệ thống kế toán cung cấp thông qua hệ thống báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

- Các đối tượng có quyền lợi tài chính trực tiếp bao gồm các nhà đầu tư và các chủ nợ. Các nhà đầu tư đều quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và tiềm năng tạo ra lợi nhuận cũng như tiềm năng tạo ra tiền của doanh nghiệp. Thông tin t các báo cáo do kế toán cung cấp có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ về viễn cảnh tương lai của việc đầu tư của họ vào doanh nghiệp.

- Để đáp ứng hoạt động, hiện nay các doanh nghiệp đa số đều có sử dụng vốn vay và đều có các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng với tư cách là người cho vay. Các chủ nợ cho vay tiền ho c cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho doanh nghiệp đều quan tâm đến việc liệu doanh nghiệp có đủ tiền để hoàn trả nợ vay cho họ khi nợ đến hạn hay không. Như vậy họ s tìm hiểu nghiên cứu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như tình hình biến động tiền m t và khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp. Các chủ nợ đều phân tích rất kỹ tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay.

- Ngoài ra những đối tượng sử dụng thông tin kế toán có quyền lợi gián tiếp có thể kể trước hết là cơ quan thuế, người đại diện cho Nhà nước để thu thuế các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải nộp các loại thuế khác nhau tuỳ theo lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp. Vấn đề khai thuế và nộp thuế thường là rất phức tạp, nó chi phối phần nào đến việc lập báo cáo tài chính để dùng trong việc tính thuế.Tiếp theo có thể kể đến các cơ quan thống kê và các cơ quan chức năng. Theo quy định các doanh nghiệp, tổ chức đều phải nộp các loại báo cáo nhất định cho cơ quan thống kê và cơ quan chức năng nhất định để tổng hợp thông tin kinh tế cho một địa phương ho c cho cả nước.

Do đó các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần phải hoàn thiện thống nhất hệ thống báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. T đó làm nền tản cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin này.

3.2.1.2 Thông tin kế toán quản trị

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, yếu tố tốc độ là một yếu tố quan trọng với việc đề ra những quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tồn tại của doanh nghiệp, nếu kinh doanh chỉ dựa vào kinh nghiệm và quyết định theo cảm tính thì không thể nào có hiệu quả được. Vì vậy nhất thiết phải có một hệ thống xử lý thông tin và cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao. M c khác kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc dự toán và lập kế họach trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, kế toán quản trị còn là một công cụ để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chi

phí, tính toán giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị là công cụ cho ban quản trị ra quyết định.

Hiện nay tại các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phần lớn nguồn thông tin đầu vào của KTTC đều có cung cấp thông tin cho KTQT nhưng chỉ mới đáp ứng được một phần, thông tin do KTQT cung cấp còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự phát huy được vai trò của KTQT. M t khác nhà quản trị là người ra quyết định nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của doanh nghiệp. Do đó thông tin KTQT tại các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần được thu thập và xây dựng theo nhu cầu sử dụng của nhà quản trị sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

Bên cạnh các chứng t kế toán đầu vào cung cấp thông tin cho KTTC và KTQT theo quy định của chế độ kế toán nhà nước thì các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Naicó thể thiết kế thêm một số mẫu chứng t phục phụ cho nhu cầu quản lý của nhà quản trị.

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần căn cứ vào hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành để chi tiết hóa theo các cấp sao cho phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản trị. Tuy nhiên khi chi tiết hóa các tài khoản cần phải đảm bảo không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên tài khoản…Đồng thời cần phải đảm bảo tính thống nhất về hạch toán, mã số tài khoản giữa KTTC và KTQT.

Bên cạnh hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty theo quy định của Bộ tài chính thì Công ty có thể thiết kế thêm một số mẫu sổđể có thể cung cấp thông tin cho KTQT, đồng thời cần phải hoàn thiện hơn hệ thống sổ chi tiết để làm cở sở phục vụ cho công tác KTQT.

Cần phải hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT nhằm để cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Các báo cáo kế toán quản trị cần lập như báo cáo dự toán ngân sách và báo cáo kế toán trách nhiệm.Ngoài ra cần lập thêm các báo cáo KTQT khác cần thiết phục vụ cho nhu cầu của nhà quản trị.

3.2.2 Hoàn thiện quá trình thu nhận xử lý tổng hợp và cung cấp thông tin

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng về vấn đề thu nhận tình huống và cung cấp thông tin kế toán của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì tác giả có đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như sau:

3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán

Ngoài các chứng t bắt buộc ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 dùng trong các doanh nghiệp lớn và theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 dùng trong các doanh nghiệp nhỏ và v a. Thì các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có thể thiết kế thêm một số mẫu chứng t kế toán phù hợp với nhu cầu sử dụng để thuận tiện cho việc luân chuyển chứng t qua email, fax…nhằm đáp ứng thông tin nhanh chóng kịp thời.

Tăng cường công tác kiểm tra khâu ch ng t đầu vào, đầu ra khi nhận làm dịch vụ kế toán. Thông qua đó hạn chế sai sót t công đoạn nhận chứng t gốc, tính toán định lượng hay ghi chép.

- Đối với các hóa đơn đầu vào: Kiểm tra các chỉ tiêu của hóa đơn; Kiểm tra điều kiện khấu tr ; Kiểm tra tình trạng kê khai với cơ quan thuế; Kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn; Kiểm tra các chứng t , thủ tục hành chính đi kèm hóa đơn để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý theo quy định….

- Đối với hóa đơn đầu ra: Kiểm tra tính đúng, sai; Kiểm tra số lượng nhập – xuất; Kiểm tra số thứ tự hóa đơn, liệt kê các hóa đơn xóa bỏ, hủy….; Kiểm tra các chứng t , thủ tục hành chính đi kèm hóa đơn để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý theo quy định.

Cần đảm bảo các thông tin trên chứng t gốc như số tiền, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải tuân theo qui định của Nhà nước và của đơn vị.

Xây dựng một quy trình luân chuyển chứng t kế toán một cách khoa học và phải đảm bảo sự chính xác, kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận.

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần phải thiết kế thêm một số mẫu chứng t phục phụ cho nhu cầu quản lý của nhà quản trị về m t chi phí hay doanh thu.

Ngoài ra vấn đề nâng cao chất lượng bảo quản chứng t của Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần thực hiện một số nội dung và phương pháp như sau:

- Trước hết là phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, chuyên viên, nhân viên biết, làm tốt công tác phối hợp với các bộ phận có liên quan nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế toán trong việc quản lý chứng t kế toán phù hợp và hiệu quả.

- Kế toán trưởng phải xây dựng kế hoạch bảo quản chứng t kế toán ở đơn vị để mọi người cùng phối hợp thực hiện. Đồng thời kế toán trưởng phải là người năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần kỹ luật cao, có lề lối làm việc khoa học là người cẩn trọng trong mọi vấn đề để đáp ứng được nhu cầu đ t ra, luôn ý thức trước được công việc của mình.

- Muốn làm tốt được công tác bảo quản chứng t kế toán thì trước hết cần phải sắp xếp chứng t khoa học, ngăn nắp. Đồng thời ta cũng lưu trữ những danh mục, và ký hiệu theo dõi trong hệ thống máy tính.

- Hàng tháng, quí, năm các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Naicần phải kiểm tra lại một lần xem có mất mát chứng t , có hư hỏng hay mối mọt. Nếu có thì báo cáo với các đơn vị liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu không thì niêm phong lại bỏ vào tủ cất lại như cũ.

Tóm lại nếu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nailàm tốt việc bảo quản chứng t kế toán như trên thì đem lại hiệu quả cao nhất và lưu trữ được lâu dài, đồng thời tạo được niềm tin cho các đơn vị cần sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và các khu vực lân cận nói chung.

3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 dùng trong các doanh nghiệp lớn, hệ thống tài khoản theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 dùng trong các doanh nghiệp nhỏ và v a. Đồng thời cũng theo các thông tư, nghị định về vấn đề sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán theo pháp luật hiện hành.

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Naicần dựa vào hệ thống tài khoản kế toán của kế toán tài chính, doanh nghiệp cần mở thêm những tài khoản chi tiết khác theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được theo dõi chi tiết theo định phí, biến phí; trong định mức, ngoài định mức; trong kế hoạch, ngoài kế hoạch...

Ví dụ như tài khoản 642 có thể phân loại thành định phí và chi phí hỗn hợp như 642ĐP, 642HH sau đó thực hiện chi tiết hóa cho t ng đối tượng cụ thể.

Bảng 3.1: Bảng phân loại tài khoản 642 thành định phí và chi phí hỗn hợp Tài

khoản Khoảng mục chi phí Định phí

Chi phí hỗn hợp

6421ĐP Chi phí lương nhân nhân viên quản lý x 64281ĐP Chi phí lương thưởng quản lý x 64282ĐP Chi phí tuyển dụng, đào tạo quản lý x 64283ĐP Chi phí y tế quản lý x 64284ĐP Chi phí trợ cấp, phúc lợi quản lý x 6424ĐP Chi phí khấu hao TSCĐ quản lý x 6422HH Chi phí vật liệu quản lý x 6423ĐP Chi phí đồ dùng văn phòng x

6425ĐP Thuế, phí và lệ phí x 6427HH Chi phí quản lý dịch vụ mua ngoài x 6428HH Chi phí quản lý bằng tiền khác x

(Nguồn: tác giả phân tích tháng 09/2014)

Ngoài ra các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Naicần căn cứ vào hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành để chi tiết hóa theo các cấp sao cho phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên khi chi tiết hóa các tài khoản cần phải đảm bảo không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên tài khoản…Đồng thời cần phải đảm bảo các nội dung sau:

- Tính thống nhất về hạch toán, mã số tài khoản giữa KTTC và KTQT.

- Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nên xây dựng một hệ thống tài khoản động, để khi phát sinh nghiệp vụ mới không cần thiết phải thiết lập lại hệ thống tài khoản.

3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán

Hệ thống sổ sách kế toán là phần thể hiện chi tiết các nghiệp vụ, phản ánh thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề trên, việc tổ chức thực hiện công tác tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện nay ngày càng đòi hỏi phải được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên tình

trạng chung của đa số các doanh nghiệp do chưa nắm chắc về các quy định, nghiệp vụ kế toán ho c do tập trung vào phát triển kinh doanh, thiếu nhân sự chuyên trách có trình độ dẫn đến hệ thống sổ sách kế toán thiếu sót, không đúng theo quy chuẩn khiến cho việc quản lý, theo dõi trở nên khó khăn, kéo theo những vướng mắc với cơ quan thuế khi đến thời hạn quyết toán cuối năm.

Do đó các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán thì cần phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hiện trạng hệ thống kế toán của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán như sau:

- Dựa vào sổ sách đã có của Doanh nghiệp để kiểm tra soát xét việc kế toán đã hạch toán đúng theo quy định của Bộ tài chính ban hành hay chưa.

+ Kiểm tra lại chứng t gốc so với tờ khai thuế GTGT hàng tháng để phát hiện thiếu sót.

+ Điều chỉnh, bổ sung các chứng t kế toán ch t ch với chứng t gốc. + Tư vấn, xử lý các tình huống tồn đọng của chứng t : như mất chứng t , chứng t không hợp lệ…

+ Cân đối số liệu chứng t kế toán, doanh thu lãi lỗ.

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng, giải pháp và hoàn thiện (Trang 60)