Tổ chức tài khoản kếtoán

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng, giải pháp và hoàn thiện (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.2 Tổ chức tài khoản kếtoán

Khái niệm về tài khoản:

 Theo quy trình công tác kế toán, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế cụ thể kế toán phải ghi nhận, phân tích ảnh hưởng của t ng nghiệp vụ đến tình hình biến động của t ng loại tài sản, nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu sau đó phân loại, theo t ng đối tượng một cách toàn diện, liên tục sự thay đổi của các đối tượng của kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để đến cuối kỳ liệt kê giá trị

của t ng loại tài sản, t ng món nợ và nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán, tính toán kết quả lãi lỗ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 Cách tốt nhất để ghi chép, theo dõi những sự tăng giảm của những chỉ tiêu trên là dành một trang riêng của sổ kế toán cho mỗi loại tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tức là kế toán s có 1 trang sổ riêng để ghi chép sự tăng giảm cho tiền m t, cho nguyên liệu, hàng hoá, phải trả người cung cấp... Mỗi trang sổ dành cho một đối tượng riêng của kế toán như vậy gọi là tài khoản. Tập hợp tất cả các đối tượng cần theo dõi kế toán s có cả một hệ thống các tài khoản được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho các nhà quản trị. Tài khoản thường được trình bày tương ứng với các khoản mục chủ yếu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Như vậy: Tài khoản là phương pháp phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo t ng đối tượng ghi của hạch toán kết toán tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh doanh nhằm phục vụ Yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý khác nhau.

Kết cấu chung của tài khoản:

Tài khoản là một trang sổ kế toán được chia làm 2 phần, phần bên trái gọi là bên Nợ, phần bên phải gọi là bên Có. Hai bên Nợ, Có phản ánh hai hướng vận động biến đổi khác nhau của cùng một đối tượng kế toán, thường là tăng lên hay giảm xuống. Trong kết cấu tài khoản: Nợ, Có chỉ là thuật ngữ mang tính chất quy ước chung của kế toán, chứ không phải nợ cái gì hay có cái gì.

Các căn cứ để ghi chép vào tài khoản trong các sổ sách kế toán phải là các chứng t hợp lệ, hợp pháp được quy định theo t ng loại nghiệp vụ kinh lễ phát sinh cho nên mỗi bên của tài khoản.

Tác dụng của tài khoản kế toán:

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế.

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ này.

Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đ c điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của t ng ngành và t ng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

Trường hợp doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 ho c sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đ c thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Đặc trƣng cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán:

- Nội dung phản ánh của tài khoản: Đ c trưng này xuất phát t chức năng chủ yếu của tài khoản là cung cấp thông tin nên nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh có những khác biệt nhất định.

- Công dụng và kết cấu của tài khoản: Mỗi một đối tượng hạch toán có yêu cầu quản lý cụ thể khác nhau. Do đó tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng đó cũng có công dụng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý t ng đối tượng và kết cấu cụ thể của các tài khoản cũng khác nhau mới đảm bảo cho tài khoản thực hiện được công dụng của nó.

- Mức độ phản ánh của tài khoản: Tùy thuộc vào đối tượng mà tài khoản phản ánh, có những tài khoản phản ánh đối tượng ở mức độ tổng hợp, cũng có những đối tượng phản ánh ở mức độ chi tiết ho c cụ thể hóa đối tượng.

- Quan hệ với các báo cáo tài chính: Các BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng. Để lập BCTC một cách kịp thời và chính xác cần căn cứ vào mối quan hệ giữa tài khoản kế toán với BCTC để tính toán các chỉ tiêu cho phù hợp.

- Đ c trưng về phạm vi hạch toán: Tùy thuộc vào phạm vi mà tài khoản phản ánh. Có những tài khoản chỉ sử dụng trong kế toán tài chính để phản ánh toán bộ tài

sản, vật tư, tiền vốn, tình hình thu mua, tiêu thụ, chi phí, thu nhập và tính toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ tổng quát. Trên cở sở đó lập các BCTC như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có một số tài khoản khác lại được sử dụng trong kế toán quản trị để phản ánh chi phí, thu nhập và tính toán kết quả của t ng hoạt động, t ng loại sản phẩm, hàng hóa…

Hiện tại theo quy định của Bộ tài chính hệ thống tài khoản chia thành: Hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 dùng trong các doanh nghiệp lớn và hệ thống tài khoản theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 dùng trong các doanh nghiệp nhỏ và v a. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2; tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán theo quy định hiện hành để tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán cho phù hợp đ c điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.(Phụ lục 02)

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực trạng, giải pháp và hoàn thiện (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)