Khái niệm, đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 28)

Khái niệm:

Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận theo các nguyên tắc nhất định

Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN.Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.Việc phân biệt hai quá trình này trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa quan trọng trong quản lý NSNN.

Đặc điểm:

Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi NSNN có những nội dung cơ cấu khác nhau, song chúng có những đặc điểm chung. Có thể khái quát những đặc điểm chung đó trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

 Chi NSNN gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia. Nhà nước với

bộ máy càng lớn đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi chi của NSNN càng lớn.

 Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi của NSNN vì cơ quan đó quyết định các nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội của quốc gia; cơ quan đó thể hiện ý chí nguyện vọng của một dân tộc.

 Thông thường, các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là hiệu quả của các khoản chi ngân sách phải được xem xét toàn diện dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội mà các khoản chi ngân sách đảm nhiệm.

 Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ là không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các khoản chi của NSNN. Từ tính chất này mà các khoản chi NSNN được phân biệt một cách rõ ràng với các khoản tín dụng nhà nước.

 Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và nói chung là phạm trù thuộc lĩnh vực kinh tế.

Nhận thức rõ mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách ngân sách với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, công ăn việc làm, ổn định giá cả, cân bằng cán cân thanh toán...)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 28)