Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngân sách trung và

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 94 - 137)

dài hn

Để hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình quản lý tài chính – ngân sách theo hướng hiện đại, minh bạch và hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới; với sự tài trợ của WB và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, ngày 21/4/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg về việc phê duyệt báo cáo khả thi dự án “Cải cách quản lư tài chính công”. Đây là dự án quan trọng về cải cách và hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính triển khai thực hiện nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý tài chính công.

Hoạt động và kết quả của dự án có tác động sâu rộng đối với công tác quản lý tài chính, NSNN và quản lý nợ trên phạm vi cả nước, không chỉ đối với ngành Tài chính mà còn đối với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách. Một trong bốn hợp phần của dự án đã được triển khai là hỗ trợ hiện đại hóa lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch NSNN thông qua việc triển khai công tác thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn và dài hạn.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính: mặc dù quản lý chi tiêu ngân sách của một Bộ, một sở bao gồm các khoản chi tiêu đa ngành, nhưng việc chi tiêu cho ngành mình quản lý nằm ở các bộ khác, các sở khác thì không nắm đầy đủ do hệ thống dữ liệu, số liệu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung và dài hạn còn rất thiếu ở các ngành, các cấp; gây khó khăn cho việc tính toán xác lập kế hoạch chi tiêu trung và dài hạn của ngành…

Tính bao cấp trong xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung và dài hạn còn nặng, kế hoạch chi tiêu trung hạn còn vượt quá xa mức trần ngân sách. Sự năng động, sáng tạo trong tổ chức, nghiên cứu các giải pháp xử lư rất nghèo nàn. Điều này làm giảm ý nghĩa và những tác động tích cực của kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn.

Chính vì vậy Chính phủ cần phân công Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Dự án Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi để trình Chính phủ trong tháng 11/2011, theo đó, định hướng sẽ sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính – ngân sách nhà nước trong tình hình mới. Cần phải đổi mới phương thức quản lý NSNN phù hợp với thực tiễn phát triển KTXH của đất nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch…

Các cơ chế, chính sách có liên quan tới lĩnh vực tài chính – NSNN đang dần được hoàn thiện; đặc biệt là chế độ thông tin, cùng với việc triển khai hệ thống TABMIS đang được phổ cập đến hầu hết các bộ, cơ quan trung

ương và địa phương… cũng là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn. Từ đó, Bộ Tài chính tiếp tục theo đuổi mục tiêu triển khai xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn trong thời gian tới. Nhằm chủ động và tạo tiền đề vững chắc trong việc tổ chức thực hiện trong tương lai, Bộ Tài chính đề xuất một số điểm sau: Chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc thực hiện kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin lập ngân sách để hướng tới hỗ trợ lập kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn.Đẩy mạnh công tác dự báo nhằm hỗ trợ lập kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn.

5.4.3. Chuyn vic b trí ngân sách theo chi phí các yếu t đầu vào sang b trí ngân sách theo mc tiêu, kết qu, hiu qu kinh tế xã hi đầu ra

Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về KTXH và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN.

Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

(i)Để bảo đảm triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cần ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện. Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biện pháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực trong khu vực nhà nước (NSNN, vốn, tài sản, lao động…), nguồn lực của các doanh nghiệp cũng như các nguồn tài nguyên làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hầu hết các nước không ban hành Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng tại các luật chuyên ngành đều quy định các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí NSNN, vốn, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động, tài nguyên. Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; đồng thời thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

(ii) Việc ban hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trường, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ được coi là xương sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí.

(iii) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định rõ về mục tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển KTXH của đất nước. Điều này không những giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo

thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí.

(iv) Việc ban hành các chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, định mức, chế độ tiết kiệm, phải có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khen thưởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Kết luận chương 5

Như vậy trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả đã tập trung vào đề xuất giải pháp gắn với các nhân tố cơ bản tác động đến công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị. Các giải pháp hướng vào việc đưa ra các khuyến nghị, định hướng hành động cho các cơ quan quản lý cấp thị xã tại Quảng Trị trong việc hoàn thiện công tác thu chi NSNN.

Tác giả đã đề xuất một vài giải pháp để nhằm hoàn thiện công tác thu chi ngân sách: Giải pháp phát triển nền kinh tế và giải pháp tăng trưởng GDP.

Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi những sai sót và nhận định sai lầm. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ tài chính, 2000, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh tế - tài chính tập 1 và 2, NXB Tài chính, Hà Nội.

2.Chính phủ, 2003, Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, Hà Nội. 3.Chi cục thống kê thị xã Quảng Trị, 2011, Niên giám thống kê thị xã

Quảng Trị 2010.

4.Chi cục thống kê thị xã Quảng Trị, 2012, Niên giám thống kê thị xã Quảng Trị 2011.

5.Chi cục thống kê thị xã Quảng Trị, 2013, Niên giám thống kê thị xã Quảng Trị 2012.

6.Dương Đăng Chính, Phạm Văn Khoan, 2005, Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội.

7.Hoàng Hữu Hòa, Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học,

trường Đại học Kinh tế Huế.

8.Học viện tài chính, 2007, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính công dành cho lãnh đạo tài chính địa phương, Hà Nội.

9.Khoa quản lý kinh tế - Học viện chính trị quốc gia HCM, 2003, Giáo tình quản lý kinh tế.

10.Lê Văn Ái, 2000, Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế, NXB Tài chính, Hà Nội.

11.UBND Thị xã Quảng Trị, 2010, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

12.Nguyễn Thị Cảnh, 2004, Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứ

khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

chế tự kê khai, tự nộp thuế, Hà Nội.

14.HĐND tỉnh Quảng Trị, 2006, Nghị quyết số 82/2006/NQ – HĐND ngày 09/12/2006 của HĐND tỉnh Quảng Trị về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ

chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu và định mức chi các đơn vị thời kỳ ổn

định ngân sách 2007 – 2010

15.HĐND tỉnh Quảng Trị, 2010, Nghị quyết số 17/2010/NQ – HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Trị về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ

chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu và định mức chi các đơn vị thời kỳ ổn

định ngân sách 2011 – 2015

16.Vũ Đình Bách, 1998, Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI LỰA CHỌN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

(Bảng hỏi lựa chọn các yếu tố tác động này được gửi trực tiếp đến cho 30 chuyên gia đã được xác định từ trước để xin ý kiến. Tác giả đã được trao

đổi sơ bộ qua điện thoại và gửi trước các tài liệu cho các đáp viên trước khi tiến hành xin ý kiến)

Kính gửi các anh/chị !

Với mục tiêu hoàn thiện công tác thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Quảng Trị, trước tiên cần tiến hành đánh giá và lựa chọn ra các nhân tố tác động đến công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị. Vì vậy mong anh/chị cho ý kiến đánh giá xem các nhân tố trong bảng dưới đây tác động thế nào đến công tác thu, chi NSNN. (Mức độ tác động lớn nhất với mỗi nhân tố là 100% và nhỏ nhất là 0%)

STT Các yếu tố tác động đến hoàn thiện công tác thu, chi NSNN

% đánh

giá Ghi chú

1 Mức độ phát triển của nền kinh tế 2 Thu nhập GDP bình quân đầu người

3 Tài nguyên thiên nhiên; Nguồn thu tiềm năng 4 Mức độ trang trải chi phí của Chính phủ 5 Tổ chức bộ máy thu nộp

6 Nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

7 Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế 9 Hiệu quả chi của bộ máy chi ngân sách Nhà

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THĂM DÒ

(Các nhân tố có tỷ lệ chọn >60% sẽ được sử dụng để xây xựng mô hình phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo)

STT Các yếu tố tác động đến hoàn thiện công tác thu, chi NSNN

% đánh

giá Ghi chú

1 Mức độ phát triển của nền kinh tế 2 Thu nhập GDP bình quân đầu người 3 Tài nguyên thiên nhiên; Nguồn thu tiềm

năng

4 Mức độ trang trải chi phí của Chính phủ 5 Tổ chức bộ máy thu nộp

6 Nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

7 Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế 8 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (hạn

hán, động đất, dịch bệnh)

9 Hiệu quả chi của bộ máy chi ngân sách Nhà nước

PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC Xin chào quý anh/chị!

Tôi đang thực hiện nghiên cứu về hoàn thiện công tác thu chi ngân sách Nhà nước. Xin các anh/chị chú ý rằng không có trả lời nào là đúng hay sai.Các trả lời của anh/chị đều có giá trị đối với nghiên cứu này.

Tôi xin cam đoan tất cả các thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Cuộc phỏng vấn này rất quan trọng cho bài nghiên cứu.

Do đó, tôi rất mong các anh/chị sẽ dành một phần thời gian quý báu của mình để trả lời một cách chân thành bảng câu hỏi sau bằng cách “khoanh tròn” vào số anh chị thấy hợp lý theo quan điểm của mình:

STT Các phát biểu

hiệu

Mức độ đồng ý

I Thu nhập GDP đầu người GDP 1 2 3 4 5

1 Tỷ giá được đánh giá là ổn định GDP1

2 Thị xã Quảng Trị luôn giữ được tốc độ

tăng trong dài hạn GDP2

3 Tốc độ tăng dân số trên địa bàn thị xã

chậm GDP3

4 Các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động hiệu quả, góp phần tăng cao giá trị trong việc phân chia giữa người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

GDP4

II Tốc độ phát triển của nền kinh tế PTKT 1 2 3 4 5 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định PTKT1

2 Tăng giá trị tổng sản phẩm quốc nội giữa

các thời kỳ một cách ổn định PTKT2

3 Nền kinh tế được đánh giá là ổn định và

III Mức độ trang trải các khoản chi phí của

nhà nước TTCP 1 2 3 4 5

1 Quy mô bộ máy quản lý tại địa bàn thị

xã Quảng Trị được đánh giá là phù hợp TTCP1 2 Bộ máy quản lý thị xã hoạt động hiệu

quả TTCP2

3 Chủ trương xây dựng và phát triển kinh

tế rõ ràng TTCP3

4 An ninh xã hội đảm bảo TTCP4

5 Các kế hoạch sử dụng kinh phí đều được

công khai, rõ ràng TTCP5

6 Chi phí được sử dụng một cách hợp lý. TTCP6

IV Tổ chức bộ máy thu nộp BMTN 1 2 3 4 5

1 Bộ máy thu chi ngân sách của thị xã được tổ chức gọn nhẹ

BMTN

1

2 Bộ máy thu chi ngân sách bao quát hết toàn bộ nguồn thu

BMTN

2

3 Bộ máy thu chi ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu theo luật định

BMTN

3

4 Bộ máy thu ngân sách luôn đảm bảo nguyên tắc thu ngân sách nhiều nhất và chi phí thu thấp nhất.

BMTN

4

V Nhiệm vụ về phát triển kinh tế NVPT 1 2 3 4 5 1 Ngành công nghiệp hồi phục và tiếp tục

phát triển NVPT1

2 Thúc đẩy bán lẻ hàng hóa và phát triển

dịch vụ NVPT2

3 Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu và

gian lận thương mại. NVPT3

4 Vận động sản xuất và nâng cao chất

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 94 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)