Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 77)

Quá trình phân tích nhân tố khám phá phải thỏa mãn các điều kiện sau: KMO>0,5; thang đo được chấp nhận nếu tổng phương sai trích >=60%; các yếu tố có Eigenvalue luôn lớn hơn 1; Giá trị loại bỏ biến được xác định là lớn hơn 0,5; đồng thời phương pháp trích Principal với phép quay Varimax được sử dụng để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nhằm tăng cường khả năng giải thích các nhân tố.

Tác giả đã tiến hành phương pháp phân tích nhân tố 3 lần cho biến giải thích và 1 lần cho biến phụ thuộc nhằm loại bớt biến và đạt được các giá trị tối ưu, kết quả tính toán chi tiết được tác giả trình bày ở bảng tổng hợp kết quả dưới đây:

Bảng 4.8: Phân tích nhân tố khám phá

STT EFA KMO Bartlett’s Test of

Sphericity Tổng phương sai trích Số nhân tố Ghi chú 01 Lần 1 cho các biến giải thích 0,785 Sig <0,05 81,360 5 nhân tố rút ra từ phép phép quay Varimax Loại TTCP5 do không thỏa mãn điều kiện 02 Lần 2 cho các biến giải thích ( đã bỏ TTCP3) 0,806 Sig <0,05 81,719 5 nhân tố rút ra từ phép phép quay Varimax Loại TTCP3 do không thỏa mãn điều kiện 03 Lần 3 cho các biến giải thích ( đã bỏ TTCP3) 0,798 Sig <0,05 83,116 5 nhân tố rút ra từ phép phép quay Varimax Không loại bỏ thêm biến nào 05 EFA cho biến phụ thuộc 0,575 Sig <0,05 62,274 1 nhân tố rút ra, không có phép quay Không loại biến

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả tính toán của tác giả

Như vậy sau 3 lần phân tích nhân tố khám phá cho biến giải thích và 1 lần cho biến phụ thuộc tác giả đã lại thêm các biến: TTCP3 VÀ TTCP5. Kết quả phân tích cho ra 5 nhân tố mới như sau:

Bảng 4.9: Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thu chi NSNN

STT Nhân tố Diễn giải Biến

1

Nhiệm vụ phát triển của nền

kinh tế

(NVPT)

Vận động sản xuất và nâng cao chất

lượng sản phẩm. NVPT4

2 Thúc đẩy bán lẻ hàng hóa và phát triển

dịch vụ NVPT2

3 Khả năng tích tụ, tích lũy của nền kinh

tế tốt KNTL1

4 Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu và

gian lận thương mại. NVPT3

5 Tỷ giá được đánh giá là ổn định GDP1

6 Nền kinh tế hoạt động tốt và góp phần

làm giảm chi ngân sách KNTL2

7 Quản lý ngân sách hiệu quả, khắc phục thiên tai (QLNS)

Chi phí cho đầu tư kinh tế mang lại

hiệu quả cao. KNTL3

8 Khí hậu của thị xã Quảng Trị mang đậm nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa

AHTN1

9 Khí hậu khắc nghiệt AHTN2

10 Bộ máy thu ngân sách luôn đảm bảo nguyên tắc thu ngân sách nhiều nhất và chi phí thu thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BMTN4

11 Ngành công nghiệp hồi phục và tiếp tục

phát triển NVPT1

12 Bộ máy quản lý thị xã hoạt động hiệu

13

Thu chi ngân sách hợp lý đảm bảo an sinh xã hội (TCHL)

Chi phí được sử dụng một cách hợp lý. TTCP6 14 Bộ máy thu chi ngân sách của thị xã

được tổ chức gọn nhẹ BMTN1

15 Bộ máy thu chi ngân sách bao quát hết

toàn bộ nguồn thu BMTN2

16 An ninh xã hội đảm bảo TTCP4

17 Tốc độ tăng GDP và bộ máy thu chi NSNN

(TGDP)

Tốc độ tăng dân số trên địa bàn thị xã

chậm GDP3

18 Thị xã Quảng Trị luôn giữ được tốc độ

tăng trong dài hạn GDP2

19 Quy mô bộ máy quản lý tại địa bàn thị

xã Quảng Trị được đánh giá là phù hợp TTCP1

20 Bộ máy thu chi ngân sách đảm bảo thu

đúng, thu đủ, thu theo luật định BMTN3 21 Tốc độ tăng

trưởng kinh tế (KTTT)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định PTKT1 22 Tăng giá trị tổng sản phẩm quốc nội

giữa các thời kỳ một cách ổn định PTKT2 Ngồn: Tổng hợp kết quả tính toán của tác giả

4.5.4. Phân tích hi quy

Trên cơ sở các kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá; tác giả đã vận dụng mô hình nghiên cứu đã được đề cập tại chương 3 của đề tài vào xem xét tác động như sau:

TCNS = α + β1*NVPT + β2*QLNS+ β3*TCHL + β4*TGDP + β5*KTTT

Trong đó:

 TCNS: Thu chi NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Trị  NVPT: Nhiệm vụ phát triển của nền kinh tế

 QLNS: Quản lý ngân sách hiệu quả, khắc phục thiên tai  TCHL: Thu chi ngân sách hợp lý đảm bảo an sinh xã hội  TGDP: Tốc độ tăng GDP và bộ máy thu chi NSNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 KTTT: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tác giả đã tiến hành hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và theo thuật toán Enter trong quá trình đưa các nhân tố của mô hình vào xem xét với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 và cho kết quả hồi quy và kiểm định đa cộng tuyến, phương sai, sai số thay đổi, tự tương quan về mức độ phù hợp của mô hình như bên dưới đây.

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .343a .117 .095 .36001 .117 5.160 5 194 .000 1.846 a. Predictors: (Constant), KTTT, NVPT, TGDP, QLNS, TCHL b. Dependent Variable: TCNS

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Bảng 4.11: Bảng kết quả hồi quy phương sai, sai số thay đổi Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .316a .100 .077 2.28802 .100 4.319 5 194 .001 1.868 a. Predictors: (Constant), KTTT, NVPT, TGDP, QLNS, TCHL

b. Dependent Variable: PHANDUTC

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho thấy hệ số VIF của các nhân tố đều nhỏ hơn 10 lần, như vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Do dL = 1.718 < dU = 1.820< Durbin-Watson = 1,846< 4 – dU = 2.18 < 4 – dL = 2.282 rơi vào miền kết luận không có tự tương quan. Như vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan 3

Mô hình cho thấy R2 nhỏ hơn DW (=1.846) chứng tỏ phương trình hồi quy là chấp nhận được (không có sự hồi quy giả mạo), Sig F = 0 < 5% cho thấy kết quả có ý nghĩa và đã giải thích được 11,7% các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu chi ngân sách Nhà nươc trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Như vậy kết luận nghiên cứu của tác giả như sau:

Nhân tố

Mức độ tác

động

Dấu Sig. Kết luận

NVPT .206 + .006 Có tác động ở mức ý nghĩa 5%, dấu tác động là dương QLNS .007 + .906 Không tác động do Sig > 5% TCHL .032 + .701 Không tác động do Sig > 5% TGDP .153 + .025 Có tác động ở mức ý nghĩa 5%, dấu tác động là dương KTTT .010 + .867 Không tác động do Sig > 5% Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Để kiểm tra các nhân tố của mô hình có thực sự tác động đến công tác thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Quảng Trị hay không, tác giả tiến hành kiểm định các cặp giả thiết sau với mức ý nghĩa α = 5%

Ho: Các βi = 0 (Có ít nhất 1 nhân tố không tác động)

(3) Giá trị dL, dU tra bảng thống kê về Chi bình phương trong giáo trình Kinh tế lượng của Nguyễn Quang Dong, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2012. Với mức ý nghĩa là α = 5% và số quan sát là n = 300, do trong bảng Durbin Watson chỉ có giá trị n = 150 và 200, nên giá trị dL và dU sẽ lấy xấp xỉ giá trị của n = 200 trong bảng.

H1: Các βi ≠ 0 (Có ít nhất 1 nhân tố tác động)

Tiêu chuẩn Sig > α chấp nhận Ho (Bác bỏ H1) và ngược lại

Từ kết quả trên ta nhận thấy rằng nhiệm vụ phát triển kinh kế có tác động tới hoạt động thu chi NSNN trên địa bàn Quảng Trị với mức ý nghĩa 5% và khi nhiệm vụ phát triển kinh tế càng ổn định thì hoạt động thu chi ngân sách càng hoàn thiện. Bên cạnh đó ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì công tác thu chi ngân sách càng hoàn thiện hay nói cách khác Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tới việc hoàn thiện công tác thu chi NSNN với mức ý nghĩa 5%.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã đề ra phương pháp nghiên cứu, từ đó có áp dụng thực tế trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả công tác thu chi NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Trị. Sau khi mô tả các mẫu quan sát tác giả tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo và loại bỏ các biến không thỏa mãn độ tin cậy. Các biến còn lại tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá và tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu.Sau cùng là tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận và bình luận về các kết quả nghiên cứu:

Như vậy với mẫu khảo sát là 200 nhân viên làm việc tại văn phòng UBND các cấp trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các chuyên gia nghiên cứu về NSNN, tác giả thu được kết quả là có 2 nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

NVPT – Nhiệm vụ phát triển của nền kinh tế: Khi nhiệm vụ phát triển kinh tế của thị xã quảng trị rõ ràng và có định hướng đúng đắn thì công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị cũng sẽ tăng 0,246 đơn vị và ngược lại. Điều này có nghĩa rằng tất cả những yếu tố: Việc vận động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, Việc thúc đẩy bán lẻ hàng hóa và phát triển dịch vụ, Sự tích tụ, tích lũy của nền kinh tế tốt, Việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, tỷ giá được đánh giá là ổn định, nền kinh tế hoạt động tốt và góp phần làm giảm chi ngân sách đều có tác động tích cực đến việc hoàn thiện công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

TGDP – Tốc độ tăng GDP và bộ máy thu chi NSNN: Khi tốc độ tăng GDP và hiệu quả của bộ máy thu chi ngân sách tăng thêm 1 đơn vị thì công tác thu chi ngân sách hoàn thiện thêm 0,247 đơn vị và ngược lại. Điều này có nghĩa rằng các yếu tố: Tốc độ tăng dân số trên địa bàn thị xã chậm, Thị xã Quảng Trị luôn giữ được tốc độ tăng trong dài hạn, quy mô bộ máy quản lý tại địa bàn thị xã Quảng Trị được đánh giá là phù hợp, bộ máy thu chi ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu theo luật định đều có tác động tích cực góp phần hoàn thiện công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị

5.2. Các hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hạn chế

học; tuy nhiên các kết quả nghiên cứu vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề chưa được giải đáp hoặc chưa thực sự thỏa mãn về mặt thống kê như : (1) Hệ số R điều chỉnh còn thấp cho thấy cần phải thêm các nhân tố vào để nghiên cứu; (2) Còn mắc các sai số trong quá trình lựa chọn mẫu, thu thập dữ liệu, phân tích (3) Chưa thực sự phân tích được sự khác biệt đối với các nhóm chuyên gia, trình độ, giới tính ….

Những vấn đề này đòi hỏi tác giả cần phải có các suy nghĩ đào sâu ý tưởng, phương pháp, cách thức nhằm giải đáp được vấn đề trong thời gian tới; trong các nghiên cứu tiếp theo.

 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Hướng tiếp theo của nghiên cứu là đưa thêm các nhân tố mới vào mô hình để tìm kiếm thêm các nhân tố tác động, mở rộng quy mô mẫu và đối tượng điều tra; kiểm định thêm các giả thiết có mang yếu tố trình độ, chuyên môn.

5.3. Khuyến nghị:

5.3.1. Gii pháp phát trin nn kinh tế

 Khuyến khích thành lập các tổ chức tín dụng nông thôn bên cạnh các kênh phân phối khác

Muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất, kinh doanh, cần phải có vốn. Trong tình hình hiện nay thu nhập ở khu vực nông thôn còn thấp, vốn tiết kiệm rất hạn chế thì nguồn vốn tín dụng là nhân tố quan trọng để đầu tư phát triển nhanh khu vực nông thôn, hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi đang tồn đọng tại các vùng nông thôn sâu.

Các tổ chức tín dụng nông thôn cần khuyến khích

- Ngân hàng phát triển nông nghiệp, khuyến khích mở rộng mạng lưới tín dụng đến các vùng nông thôn sâu.

- Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn - Tổ chức lại các hợp tác xã tín dụng

- Thành lập quỹ tín dụng nhân dân

 Đẩy mạnh công tác khuyến nông

Vai trò của khuyến nông rất quan trọng, ngày càng đưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức khuyến nông của tỉnh Quảng trị có mạng lưới từ tỉnh đến huyện và một số xã đã cung cấp thông tin kịp thời cho nông dân, giúp thay đổi nhận thức thực hiện cải tiến kỹ thuật có kết quả nâng cao hiệu quả sản xuất.

Kết quả đó cần phát triển tiếp trên diện rộng cho đại bộ phận nông dân được hưởng lợi ích của chương trình khuyến nông và đến với các vùng sâu vùng xa và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khuyến nông, nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản sau kết quả đạt được về tiến bộ kỹ thuật của công tác khuyến nông.

5.3.2. Gii pháp tăng GDP và hoàn thin b máy thu chi NSNN

 Tổ chức thu ngân sách xã:

Mọi khoản thu xảy ra trên địa bàn đều là thu NSNN, do đó phải phản ánh đầy đủ vào ngân sách thông qua KBNN.

Việc quản lý nguồn thu để chi cho mục tiêu được phân biệt như sau: - Các khoản đóng góp có mục tiêu

Nguồn thu từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân đầu tư cho công trình kết cấu hạ tầng, phải có kế hoạch chi tiết từng công trình, từng nguồn vốn, được HĐND xã thông qua danh mục công trình mức huy động và phải được phê duyệt của Chủ tịch UBND thị xã.

Nguồn vốn này sử dụng cho các công trình huy động báo cáo thanh toán quyết toán rõ ràng đúng thủ tục đầu tư XDCB

Trường hợp số tiền huy động thấp hơn giá trị đầu tư, thì phải tiếp tục huy động hoặc vận động nhân dân tham gia lao động xây dựng công trình đảm bảo theo đúng kế hoạch nguồn vốn đã được duyệt.

Trường hợp số tiền huy động lớn hơn giá trị đầu tư, thì được chuyển sang đầu tư cho công trình khác, không được sử dụng chi cho hoạt động thường xuyên của ngân sách xã.

Nguồn thu phí vệ sinh được dùng toàn bộ để chi hợp đồng quét dọn vệ sinh, mua sắm xây dựng công trình vệ sinh phục vụ công cộng.

Nguồn thu quỹ quản lý trật tự an ninh xã hội, được dành toàn bộ để dành cho công tác để giữ gìn trật tự trị an, tuần tra canh gác bảo vệ xóm làng, mua sắm phương tiện phục vụ công tác giữ gìn trật tự anh ninh.

Nguồn thu dành một phần cho toàn bộ chi cho đầu tư, sửa chữa nâng cấp. Nguồn thu phí sử dụng bến bãi, lệ phí tham quan, hoa lợi công sản được dành 50% lập quỹ đầu tư cho xã, dùng để chi các công trình có thu được phí, hoa lợi cộng sản của xã.

Nguồn thu cho thuê mặt bằng chợ, nếu quản lý theo dự án thì quản lý phê quyệt theo dự án được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, trường hợp không quản lý theo dự án thực hiện như nguồn thu phí sử dụng bến bãi,lệ phí tham quan, hoa lợi công sản.

Nguồn thu thủy lợi được dành 100% chi hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 77)