Thực trạng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Trị

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 53 - 59)

a) Phân cấp quản lý ngân sách:

Việc phân cấp các nguồn thu và các nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của thị xã được thực hiện theo Nghị quyết HĐND tỉnh, cụ thể:

- Năm 2010 thực hiện theo Nghị quyết số 82/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân

chia các khoản thu và định mức chi các đơn vị thời kỳ ổn định ngân sách 2007 – 2010

- Năm 2011 – 2012 thực hiện theo Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu và định mức chi các đơn vị thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015.

Hiện nay toàn thị xă có 5 đơn vị dự toán là ngân sách cấp xã bao gồm Phường 1, 2, 3, An Đôn và xã Hải Lệ; 48 đơn vị dự toán cấp 3 (đơn vị sử dụng NSNN) bao gồm các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp và các trường học trực thuộc thị xã. Đã có 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Hàng năm ngân sách thị xã đã được giao dự toán bổ sung cân đối thu chi từ ngân sách tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh được giao; đồng thời được ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới ban hành và thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết cấp bách. Tương tự, ngân sách thị xã cũng thực hiện việc bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các xã phường trực thuộc. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, UBND thị xã đã giao dự toán thu chi theo mức của HĐND thị xã quyết định.

b) Mối quan hệ với Sở Tài chính, Kho Bạc nhà nước và các cơ quan đơn vị khác trong công tác quản lý ngân sách:

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư là những cơ quan chuyên môn ngành dọc cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND thị xã về mặt chuyên môn, nghiệp vụ quản lý ngân sách cũng như việc xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán NSNN hàng năm theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán, quyết toán ngân sách. Trong

thời gian qua, công tác trên luôn được các cơ quan đơn vị quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ thị xã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó việc phối hợp giữa cơ quan Tài chính, KBNN, Thuế luôn có sự gắn kết chặt chẽ góp phần quản lý tốt các nguồn thu và kiểm soát chi theo đúng quy định hiện hành.

Từ năm 2010 đến nay, ngành Tài chính đang triển thực hiện việc quản lý thông tin ngân sách bằng hệ thống TABMIS, vì vậy hệ thống biểu mẫu thanh quyết toán, các chế độ chứng từ, sổ sách kế toán nhà nước đang từng bước được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung; do đó sự phối hợp giữa các đơn vị trong ngành đặt ra yêu cầu ngày càng cao và chặt chẽ hơn.

c) Về tổ chức của bộ phận chuyên trách quản lý tài chính thị xã:

Bộ phận chuyên trách quản lý tài chính của thị xã là phòng TC – KH. Hiện nay phòng có 8 biên chế và 1 cán bộ hợp đồng dài hạn. Cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 1 kế toán trưởng ngân sách và các chuyên viên. Trong đó lĩnh vực tài chính ngân sách do đồng chí trưởng phòng phụ trách chung, 01 phó phòng được phân công theo dõi và 2 chuyên viên trực tiếp làm công tác tài chính – ngân sách. Đội ngũ cán bộ của phòng được củng cố, kiện toàn năm 2009. Hầu hết các cán bộ công chức trong đơn vị đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, một số cán bộ đã công tác lâu năm trong ngành. Từ năm 2010, do áp dụng hệ thống TABMIS trong quản lý ngân sách nên khối lượng công việc tăng thêm nhiều, biên chế ít, vì vậy việc thẩm định, theo dõi, quản lý việc sử dụng tài chính ngân sách của các đơn vị vẫn còn những bất cập, có lúc chưa kịp thời và không tránh khỏi những sai sót.

3.3. Hiệu quả và những tồn tại, hạn chế thực hiện công tác thu, chi NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Trị:

a) Hiệu quả

Hàng năm đã tổ chức các hội nghị tập huấn, hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm hàng để quán triệt, hướng dẫn cho các cơ quan đơn vị sử dụng

ngân sách về các chế độ chính sách quản lý tài chính, ngân sách và quy định của các cấp, các ngành.

Công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Căn cứ dự toán UBND tỉnh quyết định, HĐND thị xã đã ban hành Nghị quyết giao dự toán ngân sách đồng thời thực hiện phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm đảm bảo thời gian quy định. Trong quá trình điều hành ngân sách, tổ chức thực hiện dự toán, UBND thị xã cũng đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tập trung hướng dẫn và thực hiện kiểm tra, kiểm soát thu chi ngân sách đảm bảo quy định hiện hành. Việc chấp hành thời gian lập báo cáo quyết toán NS thị xã hàng năm cũng được thực hiện nghiêm túc.

Đối với công tác thu ngân sách: Các nguồn thu của thị xã đều được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Nhờ việc tích cực khai thác các nguồn thu nên hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự toán được giao, đáp ứng cơ bản các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hàng năm thị xã cũng đã tổ chức kiểm tra, ra soát để thực hiện bãi bỏ hoặc đưa vào quản lý các khoản thu phí và lệ phí theo quy định của Chính phủ và HĐND tỉnh. Các nguồn thu tài trợ, hỗ trợ; thu để lại quản lý qua NSNN cũng được theo dõi quản lý và đưa vào quyết toán hàng năm theo đúng quy định hiện hành.

Đối với công tác chi ngân sách: Chi ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán được giao. Hầu hết các nhiệm vụ chi quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, các chế độ an sinh xã hội, chế độ chi cho con người đều đảm bảo theo chính sách quy định.

Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản: Nguồn kinh phí được thực hiện giải ngân, thanh quyết toán đảm bảo theo đúng chỉ tiêu về nguồn vốn, hạng mục công trình đã được giao, hạn chế tối đa tình trạng giải ngân vốn chậm hoặc không giải ngân được của các công trình. Đã tổ chức thẩm tra

quyết toán, phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành đảm bảo thời gian quy định. Tuy nhiên do nguồn vốn hạn chế nên một số công trình thi công kéo dài ảnh hưởng đến thời gian thanh toán, quyết toán.

Đối với nhiệm vụ chi thường xuyên: Hàng năm UBND thị xã đều chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với 100% các đơn vị dự toán và UBND các xã phường nhằm kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức chi tiêu của nhà nước. Hầu hết các cơ quan đơn vị đều chấp hành tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về mua sắm quản lý tài sản công và các tiêu chuẩn định mức chi NSNN. UBND thị xã cũng đã kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định hiện hành về quản lý thu chi tài chính.

Đối với các khoản chi được bố trí theo chương trình, mục tiêu: Nguồn kinh phí trên được sử dụng đúng mục đích quy định. Hàng năm thị xã đã chấp hành nghiêm túc việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên, trích 50% tăng thu và 40% nguồn thu từ học phí để thực hiện cải cách tiền lương. Bên cạnh đó đã tổ chức triển khai thực hiện các nguồn kinh phí được bổ sung hoặc tài trợ đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng của các nguồn vốn và nhiệm vụ chi đã được giao.

Ngoài ra thị xã cũng đã chấp hành nghiêm túc việc sử dụng nguồn tăng thu, quỹ dự phòng, nguồn kết dư để đảm bảo các nhu cầu chi đột xuất phát sinh ngoài dự toán đảm bảo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với việc công khai dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm: Sau khi có Nghị quyết của HĐND thị về giao dự toán hoặc phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm, UBND thị xã đã chấp hành nghiêm túc việc công khai dự toán và quyết toán theo quy định hiện hành đồng thời chỉ đạo cho các cơ quan đơn vị thực hiện công khai tại các cơ quan đơn vị.

b) Những tồn tại, hạn chế:

Việc công khai dự toán, quyết toán ở một số cơ quan đơn vị còn mang tính hình thức. Thời gian lập báo cáo tài chính của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa nghiêm túc còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác quyết toán NSĐP.

Năng lực chuyên môn của một số kế toán chưa theo kịp yêu cầu về quản lý tài chính ngân sách trong điều kiện mới nên ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ thanh quyết toán nguồn kinh phí được giao. Công tác thu thập, kiểm tra, xử lý và lập chứng từ sổ sách còn có những sai sót, hạn chế.

Việc chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn định mức của nhà nước của một số đơn vị chưa tốt, công tác tự kiểm tra tài chính chưa được thực hiện thường xuyên

Kết luận chương 3

Để đánh giá chính xác về công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị, trong chương 3 tác giả đưa ra thực trạng công tác thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị. Bao gồm việc tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của thị xã Quảng Trị, thực trạng công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn thị xã như: kết quả thực hiện công tác thu chi, chu trình thực hiện thu chi ngân sách và thực trạng phân chia nhiệm vụ quản lý ngân sách; việc thanh kiểm tra thu chi ngân sách. Sau đó tác giả đưa ra đánh giá về hiệu quả và những hạn chế trong trong công tác quản lý ngân sách của thị xã Quảng Trị.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)