Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 49)

 Về các loại hình kinh tế

dân thị xã Quảng Trị không ngừng đấu tranh để phát triển sản xuất. Trong nông nghiệp, biểu hiện chủ yếu là sự phổ biến các công cụ bằng sắt và kỹ thuật cày bừa do trâu, bò kéo. Nhiều loại phân đã được dùng để tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài lúa, nông dân ta còn trồng khoai, đậu và nhiều loại cây rau… Bên cạnh các nghề chính như làm ruộng, làm nghề thủ công, làm vườn thì nghề trồng bông, nhất là nghề dâu tằm cũng khá phát triển. Đối tượng của nghề làm vườn là các loại rau, dưa, bầu, bí, cây ăn quả. Kỹ thuật chiết cành, trồng cây đã xuất hiện.Về chăn nuôi, ngoài trâu, bò, nhà nào cũng nuôi lợn, chó, gà, vịt.

Các nghề thủ công như rèn sắt, đan lát bằng tre, mây… được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Nghề gốm tiếp tục phát triển trên vốn liếng kinh nghiệm cổ truyền, có tiếp thu ít nhiều ảnh hưởng của kỹ thuật Trung Quốc. Cùng phát triển với nghề gốm là nghề làm gạch, ngói phục vụ các công trình kiến trúc thành quách, chùa chiền… Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhờ có hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, việc buôn bán ở thị xã ngày càng sầm uất.

Về văn hoá, xã hội

Do đặc điểm tự nhiên và lịch sử hình thành, văn hoá thị xã Quảng Trị nằm ở dải đất hội tụ hai phong cách văn hoá Việt và Chàm. Cùng với sự thông thương đường bộ, đường thuỷ, đời sống văn hoá ở đây khá phong phú và đa dạng.Nhiều làn điệu dân ca như hò, vè, đồng dao mang đậm sắc thái dân gian. Đặc biệt là hò Như Lệ đã trở thành một di sản văn hoá phi vật thể của quê hương Quảng Trị. Các phong tục tập quán, lễ nghi của văn hoá Việt được bảo tồn khá rõ nét. Thị xã Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử, văn hoá như miếu Thành Hoàng, đền Xã Tắc của đạo Quảng Trị dựng ở Thạch Hãn, đền Văn Thánh ở An Đôn, Nghĩa Trũng; đặc biệt là toà Thành Cổ bằng gạch kiên cố, dinh luỹ của chế độ phong kiến còn để lại – đánh dấu công trình xây

bằng mồ hôi và máu của bao kiếp đời dân nô lệ. Thành Cổ sau này đã gắn liền với chiến công hiển hách 81 ngày đêm lịch sử của quân và dân ta trong chiến dịch xuân hè – 1972, làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Về tôn giáo, với vị trí địa lý thuận lợi, các tôn giáo như đạo Khổng, đạo Phật, Thiên Chúa có mặt khá sớm ở thị xã Quảng Trị. Sự hiện diện của các tôn giáo góp phần làm cho ðời sống tinh thần của nhân dân thêm ða dạng và phong phú.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 49)