Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD NHNNo PTNT việt nam (Trang 73 - 76)

Từ đặc điểm của mình: hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, là lĩnh vực có bước tiến quan trọng về tri thức, khoa học công nghệ, lực lượng cán bộ đông đảo hình thành từ nhiều nguồn. Nên SGD NHNo&PTNT VN có mặt bằng về trình độ còn thấp so với các ngân hàng thương mại khác.

Đối tượng chính của SGD NHNo&PTNT VN là hộ nông dân và kinh tế khu vực nông thôn, bên cạnh đó cũng có một bộ phận quan trọng đầu tư cho vay doanh nghiệp, cho vay nhiều ngành nghề khác. Có loại khách hàng đòi hỏi phục vụ với chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, tạo nên một đặc điểm là: khó đào tạo theo một chương trình thống nhất, tỉ suất lợi nhuận thấp tất yếu kinh phí dành cho đào tạo hạn chế, để cán bộ tập trung học tập có chất lượng đòi hỏi các khóa đào tạo dài ngày, nhất là các chuyên đề có liên quan tới công nghệ mới, tin học, IPCAS, ngoại ngữ…Nhưng lại ảnh hưởng đến việc bố trí cán bộ đi học, bố trí người thay thế… Đặt r acho công tác đào tạo phải có phương thức thích hợp và linh hoạt.

Nhu cầu đào tạo trong hệ thống SGD NHNo&PTNT VN rất lớn, khối lượng và chất lượng đào tạo thời gian qua mới chỉ thỏa mãn tương đối các nhu cầu trước mắt, chưa có dự báo cho nhu cầu dài hạn trong điều kiện hội nhập.

Các chương trình đào tạo phần lớn mang tính chất “ thiếu đâu bù đây”

74

kiện hiện nay, SGD NHNo&PTNT VN phải bổ sung cấp tốc lượng kiến thức cần thiết cho cán bộ tạo nền tảng để hội nhập.

Việc đánh giá hiều quả đào tạo đang ở mức độ sơ khai, chưa có hệ thống quản lý chất lượng đào tạo thống nhất. Ở hầu hết các đơn vị vẫn còn xảy ra tình trạng đào tạo(kể cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài) , chưa gắn với quy hoạch và sử dụng, mặc dù có bằng cấp cap nhưng không phát huy được

Cơ sở vật chất giành cho đào tạo tuy có bước cải thiện đáng kể xong nhìn chung vẫn chưa theo kịp với phương thức đào tạo hiện đại, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin. Chưa kết hợp được nguồn kinh phí giành cho công tác đào tạo từ các dự án, nên khi triển khai đào tạo từ nguồn này chưa có sự phối hợp và tính tập trung giữa các bộ phận liên quan, vì vậy thiếu sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, chất lượng cũng như dễ bị động về thời gian

Giảng viên là cán bộ NHNo&PTNT VN kiêm chức được lựa chọn theo đề cử của các ban nghiệp vụ nhưng tỉ lệ sử dung còn thấp(khoảng 50% số lượng được đề cử), để tham gia bài giảng các lớp tin học và lớp đào tao cho nhân viên mới vào ngành do trình độ sư phạm, phương pháp truyền đạt và kiến thức còn hạn chế. Giáo trình chưa có định hướng rõ để giao cho giảng viên chuẩn bị.

Phương pháp đào tạo cho phần lớn các khóa học chưa được đổi mới, chủ việc tiếp thu kiến thức và không khuyến khích tư duy chủ động sáng tạo trong học tập của học viên.

Các ban, phòng, trung tâm còn chưa chủ động xây dựng kế hoạch, tập huấn nghiệp vụ trong năm theo quy định, dẫn tới có nhiều đợt tập huấn phát sinh gây ảnh hưởng đến lịch tổ chức, thời gian, công tác chuẩn bị, thành phần tham gia do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả triển khai

Công tác kiểm tra đánh giá về đào tạo đã được tiến hành hàng năm nhưng vẫn còn nặng về hình thức, các đề xuất kiến nghị còn chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chưa có quy định đánh giá hiệu quả chất lượng cán bộ sau đào tạo.

Hợp tác quốc tế trong đào tạo có nhiều chuyển biến tốt, những dự án lỡn đã đi vào chiều sâu và có định hướng cụ thể, tuy nhiên vẫn chưa thực sự gắn với thực tế kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ. Cán bộ đi khảo sát, dự hội thảo chuyên đề nước ngoài về đã có bổ sung kiến thức thu được vận dụng vào công

75

việc, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp, nhiều trường hợp không có báo cao thu hoạch, công tác phổ biến và vận dụng các kinh nghiệm tốt của NH nước ngoài vào hoạt động của các bộ phận liên quan còn hạn chế.

Do màng lưới rộng, lực lượng CBVC đông nên công tác nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào SGD chậm so với các ngân hàng TMNN khác, Riêng tin học trong 5 năm gần đây có chuyển biến, nhưng lại gặp khó khăn về diện rộng nên việc triển khai không thuận lợi. Các CBLĐ và CB tác nghiệp còn thiếu hiểu biết về tin học, chưa được đào tạo những kiến thức về công nghệ cao như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu….đây là khó khăn lớn nhất khi triển khai ứng dụng tin học trong hệ thống SGD NHNo&PTNT VN. Điều này đòi hỏi công tác đào tạo phục vụ hiện đai hóa hoạt động SGD NHNo&PTNT VN phải có bước đi thích hợp, dựa trên cơ sở phân loại cán bộ để đào tạo, phân công lao động quản lí kinh doanh theo nhóm khách hàng, theo địa bàn hoạt động

76

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SGD

NHNo & PTNN VN NNo&PTNT VN .

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD NHNNo PTNT việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)