Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD NHNNo PTNT việt nam (Trang 49 - 50)

phát triển của SGD:

2.2.1.1. Chính sách đào tạo của NHNNo&PTNT trung ương

Chính sách đào tạo của NHNNo& PTNT Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến công tác đào tạo của sở giao dịch.

Nhằm phát triển đội ngũ cán bộ ngày càng giỏi nghiệp vụ ngân hàng, tinh thông các nghiệp vụ và dịch vụ khác trong hệ thống, ngày 04 tháng 9 năm 2001 Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo VN đã ký quyết định số 341/QĐ/HĐQT- TCCB với nội dung thành lập Trung tâm Đào tạo (TTĐT) là Đơn vị sự nghiệp trực thuộc NHNo VN. Ban hành kèm theo quyết định này là Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo. Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động này, TTĐT có Ban Giám đốc và 06 phòng nghiệp vụ cùng 12 Cơ sở Đào tạo Khu vực trên địa bàn một số tỉnh, thành phố.

Hiện tại, Ban lãnh đạo của trung tâm đào tạo gồm một giám đốc và các

phó giám đốc.Các phòng chuyên môn gồm: Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng

Quản lý Đào tạo, Phòng Quan hệ Quốc tế và Quản lý Dự án, Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Tài vụ, Phòng Hành chính Nhân sự.

Từ khi thành lập đến nay, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Trung tâm

Đào tạo NHNo VN đã có gần 8 năm xây dựng và trưởng thành theo hướng đổi

mới toàn diện công tác đào tạo theo mô hình xây dựng Tập đoàn Tài chính Ngân

hàng hàng đầu Việt Nam. TTĐT đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận,

được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua của ngành, góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển bền vững của NHNo VN trên con đường phát triển và hội nhập Quốc tế.

Để đáp ứng tình hình mới, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo là tập trung triển khai mạnh mẽ các chương trình đào tạo thuộc những dự án có nguồn vốn vay nước ngoài như Dự án IPCAS, Dự án AFD III, Dự án Tài Chính Nông thôn…Cụ thể: TTĐT là nơi tập trung tất cả các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống ngân hàng NHNNo&PTNT Việt Nam từ việc xác định nhu cầu, lên kế

50

hoạch đào tạo, dự tính kinh phí…Quá trình tổ chức, triển khai các chương trình đào tạo được tiến hành như sau:

*. Căn cứ vào kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong năm,

NHNNo&PTNT Việt Nam lập kế hoạch đào tạo trong năm cho toàn bộ ngân hàng

*. NHNNo&PTNT gửi công văn yêu cầu các cơ sở đăng ký nhu cầu của học viên: Danh sách các chuyên đề đào tạo, số lớp, số ngày học, đối tượng học.

*. Các lãnh đạo cơ sở thông báo cho các phòng, ban trong cơ sở đăng kí học viên. Cơ sở tổng hợp và gửi lên TTĐT để bố trí lớp học.

*. TTĐT gửi công văn xuống cơ sở yêu cầu cử người đi khi tổ chức được

lớp học dựa căn cứ theo số lượng, đối tượng trong công văn và trên cơ sở bảng đăng kí đã gửi trung tâm hồi đầu năm.

*. Cuối cùng, TTĐT tổ chức các lớp học theo kế hoạch đã vạch ra.

- Những lớp đào tạo cho một số cán bộ trong ngân hàng: Trung tâm sẽ gửi học viên đến các cơ sở đào tạo khác trong khu vực, các cơ sở liên kết hoặc tại trung tâm đào tạo và trụ sở chính.

- Những lớp đào tạo cho hầu như toàn bộ cán bộ nhân viên trong Ngân

hàng: TTĐT sẽ cho các cơ sở tự tổ chức theo hướng dẫn và báo cáo kết quả bằng

văn bản cho trung tâm.

SGD NHNNo&PTNT Việt Nam là trụ sở giao dịch chính của Ngân hàng tại Hà Nội. Do đó Công tác đào tạo của SGD chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch đào tạo của Ngân hàng trung ương. Bởi vậy, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NHNo&PTNT Việt Nam là cơ sở để SGD thiết lập các chính sách đào tạo của mình. Dựa vào các chính sách của ngân hàng trung ương và đặc điểm nội tại tình hình nguồn nhân lực của mình, sở giao dịch điều chỉnh và đưa ra những chính sách cụ thể để triển khai tốt kế hoạch đặt ra của ngân hàng và mục tiêu của SGD.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD NHNNo PTNT việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)