Tình hình thị trường

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing năm 2009 cho dầu nhờn mobil của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 47 - 52)

D Tỷ số khả năng sinh lợ

4.2.1.1. Tình hình thị trường

Thị trường dầu nhờn hiện tại của công ty là 13 tỉnh thành ĐBSCL, được

chia thành 2 khu vực: khu vực Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh Long An, Tiền

Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh; khu vực Nam sông Hậu

bao gồm các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc

Liêu, Cà Mau.

Với đặc điểm là nhà phân phối chiến lược tại khu vực ĐBSCL nên không bị

cạnh tranh với các sản phẩm cùng thương hiệu, thị trường rất thuận lợi để phát

triển. HAMACO cam kết sẽ cùng NPP thứ cấp tạo ra hệ thống thị trường thống

nhất, không cạnh tranh lẫn nhau theo phương châm “cả hai cùng có lợi” tại khu

vực ĐBSCL.

Trên thị trường dầu nhờn hiện nay có rất nhiều thương hiệu với mức độ

mạnh yếu khác nhau như Castrol, BP, Shell, Caltex, Vilube, Total, Petrolimex, Revtex .v.v. Tuy nhiên Mobil là mặt hàng chất lượng cao nên giá cả không phù hợp với khu vực nông thôn. Do đó thị trường phát triển chủ yếu là khu vực thành thị.

Do tình hình giá cả biến động mạnh và các sản phẩm nội địa chất lượng

không cao nên thị phần được cải thiện đáng kể (năm 2008 là 6% so với 4% của năm 2007). Tuy nhiên so với các sản phẩm có chất lượng cao như Castrol, BP,

Shell thì tính cạnh tranh chưa mạnh lắm do thương hiệu Mobil còn yếu, giá cao. Hiện tại, về thương hiệu và thị phần thì Mobil đang xếp vị trí thứ 3 sau Castrol và BP.

v Khách hàng và thị trường hiện tại của công ty:

- Ngành hàng CVL là phân khúc thị trường lớn nhất với 80% sản lượng là sản phẩm thấp cấp. Thị trường chủ yếu là Cần Thơ, Cà Mau, Tiền Giang, An

Giang và Bến Tre.

- Ngành hàng IL bắt đầu phát triển từ năm 2008 trong công nghiệp chế tạo

thực phẩm, xi măng và năng lượng. Nhà máy nhiệt điện ở Ô Môn là khách hàng lớn nhất hiện nay.

Trang 47 v Các nhãn hiệu và dòng sản phẩm chủ yếu:

Một số sản phẩm của ngành hàng PVL, CVL và IL đang được công ty

quảng bá và phân phối rộng rãi là: Mobil 1, Mobil Super, Mobil Special, Mobil Delvac, Mobil DTE, Mobilgear 600XP.

v Dự đoán cơ hội phát triển thị trường:

- PVL: Theo phân tích của các nhà sản xuất xe máy, dự đoán tốc độ tăng trưởng lượng xe gắn máy bình quân khoảng 10%/ năm. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh và hệ thống giao thông nông thôn cũng

phát triển nhanh.

- CVL: Theo dự đoán của hiệp hội sản xuất ôtô, xe máy, tốc độ tăng trưởng lượng xe ôtô bình quân từ 10-15%/ năm. Nguyên nhân là do: thu nhập người dân ngày càng tăng, Chính phủ cho phép nhập khẩu xe ôtô đã qua sử dụng, thuế nhập

khẩu xe ôtô ngày càng giảm theo lộ trình khi gia nhập WTO. Tuy cuộc khủng

hoảng kinh tế vào quý IV- 2008 đã khiến sức mua ôtô giảm sụt đáng kể nhưng

thị trường đã và đang dần dần lấy lại sự cân bằng.

Xét đến các phương tiện đường thủy, do đặc thù địa lý vùng ĐBSCL là

vùng sông nước nên nhu cầu sinh hoạt bằng các phương tiện thủy rất cao; hơn

nữa nhu cầu đánh bắt thủy sản xa bờ ngày càng tăng nên sử dụng các phương tiện

có công suất cao ngày càng tăng.

- IL: Theo dự đoán của cục thống kê các tỉnh, tốc độ phát triển trong lĩnh

vực sản xuất công nghiệp sẽ tăng bình quân 15%/ năm. Nhiều nhà máy mới đi

vào hoạt động thì nhu cầu sử dụng dầu nhờn công nghiệp sẽ tăng thêm.

Bảng 6: SẢN LƯỢNG HÀNG BÁN HÀNG THÁNG (NĂM 2006- 2008) ĐVT: Lít Tháng 2006 2007 2008 1 70.417 86.973 109.233 2 94.041 67.575 140.715 3 171.696 147.393 113.685 4 81.972 97.944 186.507 5 116.217 109.710 167.268 6 83.070 138.648 163.929 7 114.039 101.919 140.874 8 85.025 147.075 176.967 9 88.405 123.225 161.226 10 88.884 90.948 78.228 11 99.776 218.148 36.411 12 98.957 133.242 99.057 Tổng 1.192.500 1.462.800 1.574.100

Nguồn: Phòng kinh doanh dầu nhờn

Hình 11: Biểu đồ xu hướng sản lượng hàng tháng của năm 2006- 2008

Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng hàng bán hàng tháng diển biến theo xu hướng sau:

Sản lượng dầu nhờn tăng giảm hàng tháng không giống nhau. Chẳng hạn như năm 2007 thì sản lượng cao nhất và tăng đột biến vào tháng 11. Trong khi

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng

Trang 49 năm 2006, sản lượng cao nhất là vào tháng 3; còn tháng 11 chỉ tiêu thụ ở mức

trung bình. Đặc biệt là năm 2008, sản lượng cao nhất là vào tháng 4; đến quý

IV- 2008 thì sản lượng tiêu thụ giảm xuống trầm trọng, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh toàn cầu.

Xét năm 2007, sản lượng tiêu thụ tăng cao vào các tháng 3, 6, 8, 11, 12 một

phần là do tác động của các chương trình marketing công ty đã thực hiện trong năm 2007.

Bảng 7: SẢN LƯỢNG HÀNG BÁN THEO ĐỊA BÀN (NĂM 2006-2008)

ĐVT: Lít Địa bàn 2006 2007 2008 Bắc S.Hậu 0 397.743 461.900 C.Thơ/HG 430.493 142.769 172.800 Kiên Giang 346.898 343.027 367.000 Bạc Liêu 67.257 114.098 95.300 An Giang 163.134 121.559 114.100 Cà Mau 120.681 271.349 277.000 Sóc Trăng 64.037 90.255 86.000 Tổng 1.192.500 1.462.800 1.574.100

Nguồn: Phòng kinh doanh dầu nhờn

Hình 12: Biểu đồ Tỷ lệ % sản lượng bán hàng theo địa bàn của phòng kinh doanh dầu nhờn năm 2006

Sản lượng hàng bán theo địa bàn năm 2006

C.Thơ/HG, 36,10% K.Giang, 29,09% B.Liêu, 5,64% A.Giang, 13,68% C.Mau, 10,12% S.Trăng, 5,37%

(Nguồn: kết quả bảng 7 )

Hình 13: Biểu đồ Tỷ lệ % sản lượng hàng bán theo địa bàn của phòng kinh doanh dầu nhờn năm 2007

(Nguồn: kết quả bảng 7 )

Hình 14: Biểu đồ tỷ lệ % sản lượng hàng bán theo địa bàn của

phòng kinh doanh dầu nhờn năm 2008

(Nguồn: kết quả bảng 7 )

Nhận xét:

Qua biểu 3 biểu đồ sản lượng dầu nhờn theo địa bàn qua 3 năm 2006, 2007,

2008 cho thấy:

+ Khu vực Bắc sông Hậu: Năm 2006, công ty chưa phát triển bán hàng ở

khu vực Bắc sông Hậu. Đến năm 2007, công ty mới bắt đầu khai thác thị trường

Sản lượng bán hàng theo điạ bàn năm 2007

Bắc S.Hậu 25,96% C.Thơ/HG 9,76% K.Giang 23,45% A.Giang 8,31% C.Mau 18,55% S.Trăng 6,17% B.Liêu 7,80%

Sản lượng bán hàng theo địa bàn năm 2008

Bắc S.Hậu, 29,34% C.Thơ/HG, 10,98% K.Giang, 23,31% B.Liêu, 6,05% A.Giang, 7,25% C.Mau, 17,60% S.Trăng, 5,46%

Trang 51

Bắc sông Hâu. Tuy mới thâm nhập thị trường Bắc Sông Hậu nhưng sản lượng

bán cũng đạt mức đáng kể (25,96%) cho thấy đây là một trị trường đầy tiềm năng. Vì vây, đến năm 2008, công ty tiếp tục phát triển thị trường này và tỷ lệ

sản lượng bán đã tăng lên, đạt 29,34% (so với 2007 là 25,96%) trong tổng sản lượng 2008.

+ Khu vực Nam sông Hậu: Năm 2006 công ty chi mới tập trung phát triển

thị trường Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, các tỉnh thành còn lại tỷ

lệ sản lượng còn rất thấp. Sang năm 2007, 2008 công ty bắt đầu tăng cường bán

hàng tại các tỉnh khác. Đặc biệt thị trường Cà Mau phát triển nhanh chóng vào 2007, 2008. Cho thấy Cà Mau cũng là một thị trường tiềm năng.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing năm 2009 cho dầu nhờn mobil của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)