dân tộc.
1.3.1. Khái quát nghĩa từ vựng trong mối liên hệ với văn hóa và đặc trưng văn hóa dân tộc. dân tộc.
Để làm rõ vấn đề này chúng tôi có tham khảo bài viết của Nguyễn Xuân Hòa
bàn về vấn đề đặc trưng mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó. Qua đó thấy được những vấn đề nổi cộm nhất trong cách dùng nghĩa của từ một cách chính xác và có hiệu quả cao hơn so với việc không ứng dụng ngôn ngữ hay đặt ngôn ngữ đó vào bối cảnh văn hóa cụ thể.
Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Đức Tồn trình bày, lý giải đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy khi tiếp cận ngôn ngữ từ góc nhìn của các nền văn hóa khác nhau. Đây là bản chất của vấn đề xảy ra khi những người bản ngữ khác nhau giao tiếp, dù muốn hay không, đều phải có được một kênh hiểu biết chung giữa người phát và người nhận. Có thể hiểu kênh hiểu biết chung này chính là tri thức nền
của văn hóa nguồn và văn hóa tiếng mẹ đẻ. Đề cập đến vấn đề có tính bao quát và phức tạp như vậy, song tác giả cuốn sách chỉ giới hạn nghiên cứu đối chiếu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy chủ yếu ở người Việt và người Nga, qua đó liên hệ đối chiếu ngôn ngữ và tư duy trong chừng mực nhất định ở một vài dân tộc khác.
Liên quan đến vấn đề ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ, Ferdinand de Saussure đã đưa ra quan điểm mà theo chúng tôi là rất cơ bản. Đó là “Ngôn ngữ – và đây là điều nhận định quan trọng hơn cả – bao giờ cũng là chuyện chung của mọi người; được phổ biến trong một khối quần chúng và được khối quần chúng đó vận dụng, nó là một vật mà tất cả các cá nhân đều dùng suốt ngày” và “phải có một khối người nói thì mới có ngôn ngữ được”– F. de S. nhấn mạnh. Rõ ràng, một khối người nói, hay nói khác đi, mỗi cộng đồng người bản ngữ khi giao tiếp đều có một kênh hiểu biết chung có tính truyền thống được hình thành từ xa xưa trong lịch sử của
28
cộng đồng đó. Kênh hiểu biết chung này được ngầm hiểu là tất cả những gì được quy định bởi khế ước của cộng đồng, trong đó có phong tục, tập quán và những ứng xử (Ways of life) ở người bản ngữ. Bởi vậy, “phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc”.
Thừa hưởng thành quả và vận dụng những thành quả ấy của những người đi trước, trong đó có ý tưởng sâu sắc của Ferdinand de Saussure và các nhà ngôn ngữ học khác, tác giả sách chuyên khảo đã đề ra và giải quyết một cách thỏa đáng trong một số nội dung sau:
Nội dung thứ nhất: Khái quát về văn hóa và phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Ở nội dung này, sau khi đề cập đến khái niệm và đặc trưng của văn hóa, tác giả cho rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ; quan hệ này phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Tư tưởng triết học ngôn ngữ cơ bản của W. Humboldt là học thuyết về sự đồng nhất tinh thần dân tộc và ngôn ngữ dân tộc, đó là ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, linh hồn của dân tộc là ngôn ngữ, bởi lẽ theo ông ngôn ngữ gắn với những hiện tượng phản ánh đặc trưng của dân tộc và vì vậy thế giới quan của một dân tộc được phản ánh vào ngôn ngữ. M.M. Gukhman hoàn toàn tán đồng quan niệm trên của W. Humboldt khi viết rằng: “Việc xem ngôn ngữ như thành tố quan trọng nhất của văn hóa và chú ý tới chức năng xã hội của nó, nhấn mạnh mối liên hệ lẫn nhau giữa ngôn ngữ và “linh hồn” – đó là cống hiến hiển nhiên của Wilhelm Von Humboldt vào hệ vấn đề ngôn ngữ học thế kỉ XIX ”.
Với cách nhìn như vậy tác giả chuyên khảo coi ngôn ngữ là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ ràng nhất, thứ đến là các thành tố khác của văn hóa như: phong tục, tập quán, truyền thống, v.v.... Từ đó tác giả đưa ra những phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Theo tác giả, định nghĩa trong các từ điển giải thích có vai trò hiển nhiên, được sử dụng như một trong những nguồn tài liệu nghiên cứu đặc trưng văn hóa-dân tộc
29
trong hành vi ngôn ngữ của người bản ngữ: trong ý nghĩa của từ, trong sự phạm trù hóa “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” ở các dân tộc, trong các hiện tượng biểu trưng, các hình ảnh khuôn mẫu, sự chuyển nghĩa và trong sự tư duy liên tưởng. Các phương pháp tác giả đưa ra để nghiên cứu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở một dân tộc là: đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa, phân tích thành tố, thực nghiệm liên tưởng, xác lập ô trống ngôn ngữ và làm theo phương pháp thống kê.
Nội dung thứ hai: Đặc trưng văn hóa - dân tộc của sự “phạm trù hóa hiện thực” và “bức tranh ngôn ngữ của thế giới”. Ở nội dung này tác giả nhấn mạnh đến phương thức ý niệm hóa hiện thực trong ngôn ngữ học tri nhận. Đây là cách nhìn thế giới vừa có tính phổ quát vừa có tính đặc thù dân tộc, nên những người bản ngữ nói các thứ tiếng khác nhau có thể nhìn thế giới khác nhau thông qua lăng kính ngôn ngữ của mình. Chẳng hạn, trong toán học mọi người đều thừa nhận “đường thẳng là đường ngắn nhất”, nhưng đối với người Việt trong thực tế giao tiếp họ lại nói khác: “đường vòng là đường ngắn nhất” (ý nói khi giải quyết một vấn đề xã hội - hành chính nào đó (...) muốn công việc được giải quyết nhanh chóng, không thể đến thẳng các cơ quan chức năng, mà phải qua dịch vụ, nghĩa là đi đường vòng). Cũng rất bổ ích khi biết thêm nội dung đề cập đến đặc điểm “độ sâu phân loại” của “sự phạm trù hóa hiện thực”, trong đó cần làm rõ ở ngôn ngữ này chỉ có những từ biểu thị khái niệm “loại” mà không có những từ biểu thị khái niệm “chủng” hoặc số từ biểu thị khái niệm “loại” nhiều hơn số từ biểu thị khái niệm “chủng” so với từ vựng trong ngôn ngữ kia để xác định “độ sâu phân loại” giữa hai ngôn ngữ, từ đó có thể xác lập những ô trống ngôn ngữ của hai ngôn ngữ đối chiếu. Khảo sát tên gọi bộ phận cơ thể người, tác giả cho ta thấy một bức tranh rất đáng lưu ý, chẳng hạn, những tên gọi là ô trống trong ngôn ngữ B (ở đây là tiếng Nga) lại là những tên gọi rất quen thuộc trong ngôn ngữ A (ở đây là tiếng Việt) như tóc rễ tre, râu quai nón, vú mướp, vú chũm cau, vú bánh giày, chân chữ bát, chân vòng kiềng, chân bàn cuốc, v.v... Tác giả nhận định rằng trên tư liệu trường từ vựng-ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể người và nhóm từ ngữ chỉ “sự kết thúc cuộc đời của con người” thì “sự phạm trù hóa hiện thực” trong
30
tiếng Việt và tiếng Nga là khác nhau, trong đó tiếng Việt “chia cắt ” tỉ mỉ và chi tiết hơn so với tiếng Nga. Tuy nhiên, nhận định này, theo tác giả, chỉ đúng khi xác định được số lượng từ đồng nghĩa trong từng ngôn ngữ. Chính đây là lí do cần thiết phải đề cập đến hiện tượng biến thể đồng nghĩa của tên gọi, bởi lẽ qua từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể tìm hiểu đặc điểm liên tưởng nói riêng, tư duy ngôn ngữ nói chung của một dân tộc.
Nội dung thứ ba: Đặc trưng văn hóa - dân tộc của định danh ngôn ngữ. Sau phần khái quát chung về định danh ngôn ngữ, tác giả đã dành nhiều trang nói về nhận thức và bản thể trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ. Theo tác giả, trong định danh ngôn ngữ rất cần phải phân biệt hai phạm trù “không có” và “chưa biết”. “Cái chưa được nhận thức (và cả cái chưa nhận thức được) nhiều khi đã bị lầm lẫn coi là cái không có, nghĩa là do bị lầm lẫn giữa hai bình diện nhận thức và bản thể. Nói một cách đơn giản hơn thì điều này có nghĩa là do chủ thể nhận thức không biết hay chưa nhận thức được về một thuộc tính nào đó của một sự vật mà đã vội kết luận rằng sự vật này không có thuộc tính ấy”. Giữa hai bình diện nhận thức và bản thể, như đã thấy, có thể xảy ra sai lầm trong địa hạt nghiên cứu cấu tạo từ (như coi các từ ghép
hỏi han, thò lò, chói chang ... là từ láy); hoặc trong nghiên cứu ý nghĩa của từ (ở đây cần phân biệt rõ: nghĩa của từ tồn tại khách quan trong hệ thống ngôn ngữ với tư cách là bản thể; sự hiểu biết của mỗi người về nội dung ý nghĩa tồn tại khách quan ấy của từ; khả năng diễn đạt thành lời kết quả của sự nhận thức về ý nghĩa của từ với tư cách là bản thể). Do đó, sự phân biệt rõ ràng, không lẫn lộn hai bình diện nhận thức và bản thể là điều có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Chính vì vậy, khi chọn đặc trưng của đối tượng định danh ta thấy đặc trưng văn hóa thể hiện ở chỗ: mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng có tính chất nhất định làm cơ sở gọi tên. Do đó giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không như nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đặc trưng văn hóa-dân tộc không chỉ được bộc lộ ở xu hướng chọn đặc trưng nào (màu sắc hay hình dáng, v.v...) của bản thân đối tượng mà còn bộc lộ ở cả tính chất của đặc trưng – chủ quan hay khách quan, phụ thuộc vào chủ thể
31
hay khách thể được định danh (chẳng hạn từ одуванчик trong tiếng Nga và từ bồ công anh trong tiếng Việt đều có đặc trưng làm cơ sở định danh mang tính chủ quan, trong khi từ butterblume trong tiếng Đức thì lại mang tính khách quan có lẽ là do dựa vào màu sắc – butter: vàng như bơ; -blume: hoa). Cái làm nên đặc trưng riêng cho ngôn ngữ của mỗi dân tộc phụ thuộc vào đặc diểm hoạt động thực tiễn và thiên hướng quan sát của chủ thể định danh để chọn đặc trưng này chứ không phải đặc trưng khác của từ đem ra đối chiếu. Song, theo tác giả, “đặc trưng văn hóa -dân tộc của việc chọn đặc trưng làm cơ sở định danh được bộc lộ rõ nhất trong những trường hơ ̣p khi đă ̣c trưng được cho ̣n có lí do nhất định từ thực tiễn của một dân tộc ” . Chẳng hạn trong tiếng Việt có nhiều tên gọi mang đặc điểm định danh phản ánh đặc trưng văn hóa cư trú của người Việt gắn với sông nước (nhà bè, nhà thuyền), hoặc tên gọi có mô hình cấu tạo tên gọi dòng họ + xá kiểu Đỗ xá, Đặng xá ... Ngoài ra đặc điểm loại hình của ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đặc trưng văn hóa-dân tộc của cách định danh như ở cách dùng các loại từ với đối tượng : cái, con, cục, chiếc, lá, tấm ... (lá phổi, buồng phổi, lá thư, lá số, con thuyền, trái tim ...). Dựa trên tư liệu khảo sát tên gọi bộ phận cơ thể người của riêng mình và của các đồng nghiệp từ các luận án, tác giả đã rút ra kết luận có sức thuyết phục rằng “độ sâu phân loại” hiện thực khách quan trong tiếng Việt lớn hơn so với tiếng Nga và trong “bức tranh ngữ nghĩa” tiếng Nga về thế giới có các ô trống ngôn ngữ là là khái niệm chủng nhiều hơn so với bức tranh tiếng Việt. Còn về việc định danh thế giới động thực vật nói chung thì đặc trưng được các dân tộc tri giác lựa chọn nhiều nhất để làm cơ sở cho tên gọi là: hình thức/ hình dạng và màu sắc.
Nội dung thứ tư: Đặc trưng văn hóa - dân tộc trong ý nghĩa của từ. Ở phần khái quát chung tác giả nhấn mạnh rằng trong vốn từ của mỗi ngôn ngữ đều có hai lớp từ ngữ xét theo phương diện đặc trưng văn hóa-dân tộc của ý nghĩa: đó là các từ ngữ chỉ cùng một hiện tượng hay những hiện tượng tương tự đều tồn tại song song trong các nền văn hóa-ngôn ngữ, nhưng có hàm nghĩa văn hóa khác nhau; và các hiện tượng chỉ các hiện tượng văn hóa đặc tồn (đặc văn hóa) thường chỉ có mặt ở dân tộc
32
này mà khuyết vắng ở dân tộc khác. Với cách tiếp cận như vậy tác giả chuyên khảo đã khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng phản ánh các đặc trưng tri nhận thế giới khách quan của người bản ngữ. Ở nội dung này, chủ yếu được trình bày
những kết quả khi khảo sát những mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của trường tên gọi bộ phận cơ thể người, trường tên gọi thực vật, trường tên gọi động vật trong tiếng Việt có đối chiếu với tiếng Nga. Xuất phát điểm của chuyên khảo là tách ra trong thành phần ý nghĩa từ vựng của từ các nghĩa vị “phản ánh các đặc trưng cụ thể của hiện tượng được từ biểu thị”. Để làm được việc này phương pháp được sử dụng trong chuyên khảo là phương pháp phân tích thành tố các định nghĩa của từ trong từ điển giải thích tiếng Việt và tiếng Nga. Với 284 tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và 190 tên gọi trong tiếng Nga; 657 tên gọi thực vật tiếng Việt; 493 tên gọi động vật tiếng Việt và 234 tên gọi tiếng Nga, tác giả đã tiến hành phân tích, đối chiếu và đã thu được kết quả như sau:
Trong cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng-ngữ nghĩaTGBPCT người tiếng Việt và tiếng Nga xuất hiện 10 loại nghĩa vị: tên gọi chỉ loại; vị trí; chức năng bộ phận cơ thể; tính sở thuộc; cấu trúc; kích thước; hình thức/ hình dạng; thuộc tính vật lí; màu sắc; thời gian. Với trường từ vựng-ngữ nghĩa tên gọi thực vật chuyên khảo rút ra được 14 nghĩa vị: tên gọi chỉ loại; đặc điểm hình thức (lá, thân quả, hoa ...); đặc điểm kích cỡ; vai trò trong đời sống; đặc điểm màu sắc; đặc điểm vị trí, quan hệ trong phân loại sinh vật học; đặc tính của bộ phận thực vật khi sử dụng; vai trò trong y học; môi trường sống; đặc điểm vị; đặc điểm mùi; đặc điểm thuần dưỡng; đặc điểm thời gian; đặc điểm tập tính sinh sống. Với trường từ vựng-ngữ nghĩa tên gọi động vật chuyên khảo rút ra được 21 nghĩa vị: tên gọi chỉ loại; đặc điểm hình thức/ hình dạng; đặc điểm kích cỡ thân thể; đặc điểm môi trường sống; đặc điểm màu sắc của cơ thể; đặc điểm thuộc tính bản năng sinh vật học; vai trò, tác hại đối với đời sống con người; vị trí, quan hệ trong phân loại sinh vật học; các bộ phận cơ thể và đặc điểm cấu tạo; thức ăn đặc trưng; tập quán sinh sống; đặc điểm sinh trưởng, sinh dục; đặc
33
điểm thuần dưỡng; đặc điểm mùi; đặc điểm sinh sản; đặc điểm nguồn gốc; chủ thể sở thuộc; cách thức di chuyển; đặc điểm về giống (đực, cái); đặc điểm hô hấp.
Những kết quả thu được chứng tỏ rằng những đặc trưng được tri nhận với tư cách dấu hiệu khu biệt một đối tượng để định danh nó cũng chính là những đặc trưng được liên tưởng đến đầu tiên khi hình dung để giải thích về nó.
Nội dung tiếp theo mà tác giả đề cập đến là khảo sát đặc trưng văn hóa-dân tộc của sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng: sự chuyển nghĩa ở tên gọi bộ phận cơ thể người, ở từ ngữ chỉ thực vật, từ ngữ chỉ động vật. Tiếp cận vấn đề dựa trên định lượng các số liệu thống kê cụ thể, tác giả đã rút ra những kết luận có tính định chất
về hiện tượng chuyển nghĩa đối với trường từ vựng-ngữ nghĩa các tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga như sau: a/ đó là trong cả hai trường từ vựng