Nghĩa biểu tượng

Một phần của tài liệu Khảo sát các tầng nghĩa chức năng từ vựng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt (trên tư liệu lớp từ cơ bản (Trang 58 - 61)

- Dòng chảy tràn ngập, dòng chảy lai láng

3.2.2 Nghĩa biểu tượng

Nghĩa biểu tượng là nội dung có được do có sự hình dung, tưởng tượng mà ra. Chẳng hạn, nội dung nghĩa của từ Rồng, Phượng là do hình dung, tưởng tượng chứ không có thực trong thực tế. Cũng như vậy các con vật tưởng tượng trong thần thoại:

61

tưởng tượng, viễn tưởng, giả tưởng mà người nói gán cho nội dung tín hiệu. Hay chim bồ câu là được coi là biểu tượng của hoà bình. Nghĩa biểu tượng là hình thức ánh xạ cảm tính của sáng tạo cá nhân, nhưng có mối liên hệ mật thiết với những nghĩa do xã hội tạo ra đã được nêu một cách gián tiếp qua ngôn ngữ, mang nội dung xã hội và bao giờ cũng lĩnh hội được và nhận thức được. Biểu tượng là một yếu tố của ý nghĩa bởi vì ý thức được thể hiện bằng chất liệu ngôn ngữ với hình ảnh của sự vật, hiện tượng được qui chiếu. Trong số những nghĩa theo kiểu nghĩa biểu trưng này thì có nội dung biểu cảm kể cả nội dung huyền thoại mà chủ thể ngôn ngữ, một dân tộc, một thời đại nào đó thổi vào, gán vào nội dung với những hình dung tưởng tượng tạo thành biểu tượng như hình tượng Mẹ, hình tượng Tổ quốc, Đất nước, Quê hương...với những giá trị nhân văn cao đẹp và thiêng liêng. Đây là phạm vi nghĩa mang yếu tố văn hóa hay có thể gọi là nghĩa văn hóa. Những biểu tượng có tính văn hóa nghệ thuật là giá trị nhân văn của cộng đồng được mã hóa trong tín hiệu, ta có thể gọi là nghĩa biểu cảm-văn hóa của tín hiệu ngôn ngữ. Kiểu nghĩa biểu cảm – văn hóa, nghĩa biểu trưng này gắn với chức năng thẩm mĩ của từ.

Đối với kiểu nghĩa biểu tượng này cũng tương đối trừu tượng mà không phải bất cứ lớp từ vựng nào cũng được thể hiện. Trong lớp từ cơ bản của để tài này cũng vậy, không phải cả bốn từ đều có nghĩa biểu tượng nên chúng tôi chỉ lấy một số ví dụ mà từ được dùng trong thơ ca, tục ngữ để làm rõ thêm về nghĩa biểu tượng của từ như:

Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Trong câu ca dao này từ núi mang nghĩa biểu tượng cho công lao to lớn của cha, hay nói đến nghĩa mẹ thì không bao giờ cạn như nước trong nguồn. Ở nghĩa này chỉ có thể hiểu được theo kiểu nghĩa biểu tượng chứ không thể hiểu theo một kiểu nghĩa nào khác.

Tóm lại, chúng ta hình dung tín hiệu ngôn ngữ, nghĩa từ vựng của từ không phải là lưỡng phân như trước đây. Theo sự phân tầng, kiểu nghĩa như trên thì nội

62

dung khảo sát nghĩa từ vựng thật phong phú, đa dạng và đầy ý nghĩa. Cố nhiên các

tầng nghĩa, kiểu nghĩa chức năng là một sự mở rộng, đổi mới quan niệm nghĩa, cho phép ta gộp vào và kiến giải nội dung từ hai cực đối lập nhau (khoa học và viễn tưởng) và hai khả năng biểu đạt của tín hiệu (tạo hình và biểu hiện, miêu tả và tri giác) mà từ trước đến nay thường không được dung nạp trong phân tích, miêu tả nghĩa từ vựng.

Những kiểu nghĩa chức năng như vừa nêu trên có một cơ sở thực tiễn, cơ sở hiện thực. Trong hoạt động ngôn từ mà sản phẩm là văn bản, ngôn bản thuộc ngôn ngữ đã phát triển hoàn thiện của cộng đồng văn hóa đa dạng và có trí tuệ phát triển cao thì văn bản, ngôn bản cũng phân hóa chức năng sâu sắc. Nội dung nghĩa của thuật ngữ, từ ngữ dùng trong văn bản khoa học thường chính xác, bao hàm nội dung siêu ngôn ngữ. Ví dụ một thuật ngữ như ngôn ngữ , lời nói, từ, nghĩa trong khoa học ngôn ngữ rất khác với với nội dung các từ đó trong lời ăn, tiếng nói thực tiễn hàng ngày. Có thể nói, mỗi phạm vi phong cách chức năng, loại hình văn bản thực hiện những chức năng xác định thì nghĩa của từ hiện diện với nội dung, kiểu nghĩa khác nhau. Như vậy, các phong cách chức năng khu biệt là trường biểu hiện, bộc lộ các kiểu nghĩa khu biệt nêu trên. Vì vậy tính hiện thực biểu hiện sinh động của các kiểu

nghĩa là văn cảnh, ngữ cảnh sử dụng từ trong các phạm vi chức năng này. Và việc xác lập nghĩa, nhận diện, tổng hợp nghĩa cũng phải bắt đầu bằng các văn cảnh, ngữ cảnh sử dụng từ trong các phạm vi chức năng này. Và việc xác lập nghĩa, nhận diện, tổng hợp nghĩa cũng phải bắt đầu từ các văn cảnh, ngữ cảnh phong cách chức năng xác định đó. Văn cảnh, ngữ cảnh không dừng ở cách hiểu cổ điển mà bao hàm nội dung và văn cảnh tình huống, ngôn cảnh văn hóa. Chức năng cũng thể hiện cụ thể ở các vai diễn, diễn trị của đơn vị, biểu thức ngôn ngữ mà mỗi từ thuộc các từ loại đều được qui định bởi cái chung và cái riêng trong hoạt động.

Một biểu hiện hiện thực khác là ở các loại từ điển giải thích từ ngữ đều nhằm mục đích thực tiễn. Ngày nay, Khoa Từ điển học đã được xác lập, các loại, kiểu từ điển đều có nguyên tắc xây dựng, ứng dụng. Nổi rõ hơn cả là các loại từ điển ngữ văn

63

(đơn và đa ngữ) và từ điển chuyên môn (thường và bách khoa thư). Rõ ràng rằng tư liệu từ điển đồ sộ, phong phú các nguồn dữ liệu cũng phản ánh cho ta các kiểu loại

nghĩa khác nhau của từ, ngữ nói chung, là nghĩa từ vựng. Cố nhiên có đường phân giới rất rõ là từ điển ngữ văn, từ điển ngôn ngữ và bách khoa thư, nhưng đường phân giới này không tuyệt đối. Và dù cung cấp tri thức ở phạm vi nào thì cũng bắt đầu từ mục từ, nghĩa của từ rồi mới đến công năng, tác dụng ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, khái niệm được giải nghĩa, cung cấp, quảng bá, tri thức, kể cả tri thức bách khoa.

Trong việc làm rõ nội dung nghĩa cũng cần phân biệt định nghĩa, miêu tả nghĩa với giải nghĩa, bình giảng ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, khái niệm được nói đến. Rõ ràng, ngay nội dung nghĩa thì cũng có nghĩa miêu tả và có nghĩa phi miêu tả, nhưng không vì sự phân biệt này mà lẫn lộn trong giải quyết nhiệm vụ của các loại từ điển, kể cả bách khoa thư. Có thể hi vọng rằng từ phân tích tổng kết thực tiễn, từ sự phân giới tầng nghĩa, kiểu nghĩa trong tương ứng với ngữ liệu đa dạng, phong phú thể hiện sự đa dạng của tư duy giao tiếp của con người với công cụ ngôn ngữ phát triển, hoàn thiện, chúng ta sẽ hiểu nghĩa từ sâu sắc, đầy đủ hơn cũng như đưa đến những ứng dụng thiết thực và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát các tầng nghĩa chức năng từ vựng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt (trên tư liệu lớp từ cơ bản (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)