- Dòng chảy tràn ngập, dòng chảy lai láng
3.2.1. Nghĩa biểu trưng
Nghĩa biểu trưng là loại nghĩa dành cho nội dung nghĩa đối với những từ mà hình thức ngữ âm (mô phỏng âm thanh) hoặc hình thức cấu âm (mô phỏng cấu hình) như có liên hệ đến nội dung được biểu hiện của từ. Đây là nghĩa những từ mà chúng
60
ta vẫn gọi là từ tượng thanh hay từ tượng hình. Ví dụ, trong tiếng Việt khi ta nghe âm thanh của con chim cu gáy nghe như từ cúc cu, hay khi nhìn, nghe, viết từ cúc cu
chung ta lại liên tưởng đến âm thanh của tiếng chim. Cũng tương tự như vậy khi chúng ta có từ róc rách chúng ta liên tưởng ngay đến hình tượng nước chảy có thể ở khe suối, cũng có thể nước chảy từ trên núi xuống, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và từng mức độ chảy của nước. Như vậy chúng ta thấy tính tượng thanh trong từ vựng thông qua sự liên tưởng của tầng nghĩa biểu trưng mang nghĩa biểu trưng này. Tóm lại, những từ có nghĩa biểu trưng này là kết quả của quá trình biểu trưng hóa mà đã có tác giả đã tổng kết: “Quá trình biểu trưng hóa của tín hiệu, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí của nó trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách tế nhị, độc đáo trong ngôn ngữ”. (Hoàng Tuệ (1977) Tín hiệu và biểu trưng, báo Văn nghệ, số 11 (697) ).
Đối với lớp từ cơ bản của đề tài này trong từ điển tiếng anh thì chúng ta khó có thể phân biệt hoặc chỉ ra nghĩa biểu trưng được vì theo kiểu nghĩa này thì mỗi từ phải nằm trong từng phát ngôn cụ thể mới có thể chỉ ra được nghĩa biểu trưng.
- Với từ water/nước trong lời của một bài hát “...róc rách, róc rách, nước luồn qua khóm trúc, lá rơi, lá rơi, xoay tròn nước cuốn trôi...”. Qua tiếng róc rách trong lời bài hát khiến người nghe liên tưởng ngay đến tiếng nước chảy, ở đây thể hiện dòng chảy của nước là không ngừng nhưng cũng không phải là nước chảy mạnh hay chảy xiết, hay chảy xối xả, vì vậy tính biểu tượng của từ cũng rất rõ ràng theo mức độ biểu cảm khiến người nghe có liên tưởng chính xác hơn và đó là lí do biểu hiện nghĩa trong kiểu nghĩa biểu trưng cũng rõ ràng hơn.