Tình hình hình huy động vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 42 - 44)

2013

Tình hình nguồn vốn huy động của 3 năm 2010 – 2012 tăng trưởng liên tục. Tiếp theo đà phát triển đó, nguồn vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng mạnh. Qua bảng số liệu 4.3 cho ta thấy rõ hơn sự tăng trưởng nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm. Tiền gửi dân cư trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng nhanh đạt 333.524 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó tiền gửi của các TCKT cũng tăng nhưng tăng nhẹ. Đặc biệt, tiền gửi kho bạc có xu hướng tăng mạnh, tăng 8.071 triệu đồng so với cuối kỳ năm 2012. Do trong giai đoạn nửa đầu năm 2013, nền kinh tế quận đang phát triển các dự án cũng đang trong giai đoạn triển khai. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên ngân hàng tích cực huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là nguồn vốn từ bồi hoàn các dự án lớn của quân trong dân cư. Ngân hàng còn phát động nhiều phòng trào thi đua đến từng cán bộ nhân viên, có chế đọ khen thưởng đối với mỗi đoàn viên tích cực trong công tác huy động vốn.

Mặc dù nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trưởng vượt kế hoạch nhưng Ban lãnh đạo và mỗi cán bộ nhân viên đề không chủ quan lơ

là mà tiếp tục phấn đấu ổn định nguồn vốn và ngày một tăng trưởng hơn, nhất là trong lúc cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Nhìn chung tình hình huy động vốn của NH qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 luôn tăng trưởng ổn định mặc dù gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng để thấy rõ nguồn vốn huy động của NH có thật sự tốt hay không ta hãy đi so sánh với nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy trong bảng số liệu 4.3 sau

Bảng 4.3: So sánh tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bình Thủy qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy”)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của 2 chi nhánh NH luôn tăng lên hàng năm. Nhưng trước tiên ta hãy cùng so sánh nguồn vốn huy động dựa trên hai kênh huy động chính mà các ngân hàng thường sử dụng đó là huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và huy động từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. So sánh 2 kênh huy động này của 2 NH ta nhận thấy lượng

Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2010 2011 2012 2013 Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Tiền gửi của các TCKT 163.047 60.243 193.012 47.749 252.889 47.239 198.971 43.276 Tiền gửi dân cư 153.164 76.931 179.301 118.221 236.139 162.548 333.524 194.512 Tiền gửi kho bạc 6.891 5.345 7.798 5.276 16.532 13.650 24.603 19.065 Tổng 323.102 142.519 380.111 171.246 505.560 223.437 557.098 256.853

tiền mà NHNo quận Ô Môn huy động được từ hai kênh này luôn tăng qua từng năm và ở mức chênh lệch không quá lớn.

Điều này cho thấy Ban lãnh đạo của NH luôn chú trọng nâng cao công tác huy động vón từ hai kênh này cùng lúc. Như vậy ngân hàng sẽ tránh được những rủi ro trong công tác huy động vốn. Vì nếu như không may một trong hai kênh huy động gặp vấn đề thì ngân hàng vẫn có thể tiếp tục huy động trên kênh còn lại. Khác với NHNo quận Bình Thủy, dù trên địa bàn quận Bình Thủy có khá nhiều khu công nghiệp nhưng nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy từ nguồn này chiếm tỷ lệ không cao so với nguồn vốn huy động từ cá nhân trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Do đó dẫn đến mất cân đối trong hai kênh huy động vốn chủ yếu của chi nhánh, làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều rủi ro hơn. Vì nếu như kênh huy động vốn từ cá nhân gặp khó khăn thì ngân hàng sẽ không đủ vốn cho nhu cầu vay của khách hàng, dẫn đến phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên hơn. Mặc khác, trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo Ô Môn luôn cao hơn tổng nguồn vốn huy động của NHNo Bình Thủy còn có một phần là do vốn từ kho bạc cũng cao hơn. Lượng tiền huy động từ nguồn này tại NH Ô Môn tăng không nhiều nhưng vẫn ổn định qua từng năm và đến 6 tháng đầu năm 2013. Trái với NH Bình Thủy nguồn vốn từ kho bạc cũng có chiều hướng tăng trong các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại không ổn định.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)