4.5.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trong những năm gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn quận Ô Môn diền biến phức tạp và có nhiều thay đổi bất thường cộng thêm tình hình dịch bệnh rầy nâu, bệnh trên gia súc, cúm trên gia cầm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân và ảnh hưởng đến dư nợ xấu của ngân hàng.
4.5.1.2 Chính sách kinh tế - xã hội
Nền kinh tế Việt Nam chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng nhanh như: xăng, dầu, vàng, sắt, thép,… Điều này khiến đời sống
người dân cũng như các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gánh chịu những tác động này một cách sâu sắc. Bên cạnh đó hành lang pháp lý chưa phù hợp, mặc dù các Luật và văn bản dưới Luật chi phối hoạt động của ngân hàng được sửa đổi rất nhiều song vẫn còn nhiều vướng mắc chẳng hạn như giữa các qui định Luật có sự chồng chéo với nhau, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn nhiều bất cập, thời gian giải quyết một vụ kiện về việc khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng không trả được nợ thường kéo dài. Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của ngân hàng và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng
4.5.2 Nguyên nhân chủ quan 4.5.2.1 Từ phía khách hàng 4.5.2.1 Từ phía khách hàng
Nguyên nhân là do:
+ Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Sau khi nhận được vốn vay từ ngân hàng, khách hàng không dung tiền vay vào mục đúng mục đích đi vay mà sử dụng cho những hoạt động tiêu dùng cá nhân dẫn đến khả năng sinh lợi thấp làm cho ngân hàng khó thu hồi nợ.
+ Khách hàng vay vốn xong chỉ muốn trả lãi không muốn trả gốc. Vì họ ngại thủ tục hoàn trả vừa tốn chi phí vừa tốn thời gian.
+ Khách hàng đứng ra vay vốn nhưng lại chuyển số tiền vay được cho người khác sử dụng. Người sử dụng không có khả năng trả nợ, người đứng vay thì nghĩ không phải trách nhiệm của mình.
+Do hoàn cảnh đi làm ăn xa hoặc nhà xa ngân hàng nhờ người khác đi trả vốn vay thay nhưng bị chiếm dụng vốn, không đòi lại được không có khả năng trả nợ vay tiếp.
- Đối với khách hàng gặp khó khăn thực sự không có khả năng trả vốn vay. Nguyên nhân do:
+ Do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh làm mùa màng thất thu, kinh doanh thua lỗ, chính sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, biến động giá cả, lãi suất,…
+ Do gia đình gặp tai nạn, ốm đau bệnh tật kéo dài lâu năm làm cho kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ đối với ngân hàng.
+ Do ý thức trả nợ của hộ nông dân còn kém, họ cho rằng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước cho nên kéo dài thời gian trả nợ vay. Hoặc chưa quen với giao dịch của ngân hàng nên thường quên trả nợ khi đến hạn chờ cho đến khi cán bộ tín dụng gọi điện nhắc nhở mới thực hiện việc trả nợ.
4.5.2.2 Từ phía ngân hàng
- Do tài sản thế chấp bị mất giá, khi ngân hàng thẩm định cho vay thì giá trị tái sản cao sau đó lại bị giảm giá mạnh, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng tiến hành thanh lý nhưng không bán được hoặc bán với giá thấp, tiền thu được không đủ bù đắp khoản nợ vay.
- Quyết định cho vay đúng đắn nhưng do địa bàn rộng có nhiều khách hàng vay vốn nên cán bộ tín dụng kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng ngân hàng không nắm thông tin kịp thời khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Tóm lại, dù là nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ. Do đó sự tiếp cận các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng sẽ
giúp cho ngân hàng nhìn nhận một các đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn từ đó có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu, thiết thực hơn.