và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy
Nhìn chung tình hình rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn là khá tốt, khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh Ô Môn có phần tốt hơn so với chi nhánh Bình Thủy. Theo thống kê số liệu ở bảng 4.17 ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh Bình Thủy luôn cao hơn chi nhánh Ô Môn qua 3 năm. Tuy tỷ lệ này ở NH Bình Thủy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao so với NH Ô Môn (năm 2012 NHNo Bình Thủy 1,94 lần, NHNo Ô Môn 0,62 lần). Qua đó cho thấy tại chi nhánh Bình Thủy tín dụng là hoạt động chủ lực, hay nói khác hơn hoạt động của NH khá đơn điệu. Ngược lại chi nhánh Bình Thủy, NHNo Ô Môn sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay nhưng không tập trung vốn quá nhiều vào một khách hàng, hoặc đối với khách hàng lớn áp dụng hình thức cấp tín dụng từng lần theo tiến trình sản xuất kinh doanh. Từ đó sẽ góp phần hạn chế được rủi ro vì tín dụng là một nghiệp vụ có rủi ro rất cao. Minh chứng là tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động thấp hơn chi nhánh Bình Thủy rất nhiều.
Bảng 4.16: So sánh tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Bình Thủy
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn và Nguyễn Thị Yến Linh 2012 – “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quân Bình Thủy)
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 6 tháng đầu năm
2010 2011 2012 2013 Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Ô Môn Bình Thủy Nợ xấu Triệu đồng 2.042 14.851 1.990 18.013 1.413 15.775 1.578 17.994 Tổng dư nợ Triệu đồng 180.763 386.989 213.984 442.905 315.091 464.902 364.034 435.402 Tổng vốn huy động Triệu đồng 323.102 142.519 380.120 171.246 505.560 222.102 557.098 256.853 Doanh số thu nợ Triệu đồng 332.136 401.248 441.372 429.815 473.151 406.763 350.889 225.989 Doanh số cho vay Triệu đồng 338.995 457.164 474.593 451.812 574.258 432.035 425.877 230.551 Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 173.904 331072 180.763 386.989 213.984 408.986 315.091 464.902 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 180.763 386.988 213.984 408.986 315.091 434.258 364.034 435.402 Dư nợ bình quân Triệu đồng 177.334 272528 197.374 397.988 264.538 421.622 339.562 450.152
Tổng dư nợ/tổng vốn huy động Lần 0,56 2,72 0,56 2,59 0,62 2,09 0,35 1,70
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,87 1,47 2,24 1,08 1,79 0,96 1,22 0,50
Hệ số thu hồi nợ % 97,98 87,77 93,00 95,13 82,39 94,15 82,39 98,02
Nếu như tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng thì hệ số thu nợ sẽ cho ta biết về công tác thu hồi nợ của ngân hàng có tốt hay không. Kết hợp phân tích ở trên và số liệu ở bảng 4.16 hệ số thu hồi nợ của cả hai chi nhánh đều khá cao. Điều này là một tín hiệu tốt cho cả hai chi nhánh. Qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ cả hai chi nhánh xấp xỉ nhau, chênh lệch không nhiều. Tuy ở chi nhánh Ô Môn hệ số này có giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao, ở chi nhánh Bình Thủy cao hơn chi nhánh Ô Môn đôi chút và có xu hướng tăng giảm không đều nhưng những điều đó không ảnh hưởng nhiều đến hai chi nhánh. Do công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tại cả hai chi nhánh đề khá tốt, sự đánh giá xếp loại khách hàng khách quan, xác thực với tình hình thực tế nên hiệu quả trong công tác thu nợ cao. Một phần là người dân trên cả hai địa bàn vay vốn có ý thức trả nợ tốt nên khi được mùa bán có giá, làm ăn hiệu quả họ nhanh chóng đem trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy mà khả năng thu nợ của cả hai chi nhánh ngân hàng đều dùy trì ở mức khá cao.
Công tác thu nợ cả hai chi nhánh được thực hiện tốt. Vốn vay thu hồi hiệu quả. Nhưng qua bảng số liệu ta thấy vòng luân chuyển vốn của NHNo Ô Môn nhanh hơn so với NHNo Bình Thủy. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của chi nhánh Ô Môn có phần tốt hơn chi nhanh Bình Thủy. Do tại chi nhánh Bình Thủy các đơn vị vay vốn có thời hạn ngăn hạn nhưng thời hạn cho vay bình quân từ 8 đến 12 tháng nên làm cho vòng quay tín dụng kéo dài. Do tình hình thu nợ tại chi nhánh Bình Thủy kéo dài hơn chi nhánh Ô Môn khả năng xảy ra nợ xấu cao hơn. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của NH Bình Thủy luôn cao hơn NH Ô Môn, điều này làm cho khả năng thu hồi nợ của chi nhánh Bình Thủy thấp hơn và khả năng rủi ro tín dụng có thể xảy ra cũng cao hơn chi nhánh Ô Môn. Do chi nhánh Ô Môn nắm bắt kịp thời nhanh chóng tình hình biến động của nền kinh tế, luôn đặt ra mục tiêu chất lượng tín dụng lên hàng đầu, đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi nợ làm dư nợ giảm khả năng xảy ra nợ xấu thấp. Mặc khác, khi nền kinh tế có tính hiệu tốt lên thì hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ở Ô Môn sẽ nhanh chóng thu được kết quả tốt hơn so với những doanh nghiệp lớn ở Bình Thủy. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của chi nhánh Ô Môn luôn thấp hơn chi nhánh Bình Thủy. Đây là điều đáng vui mừng cho chi nhánh.
Tóm lại, qua phân tích so sánh tình hình rủi ro tín dụng tại hai chi nhánh NHNo&PTNT quận Ô Môn và quận Bình Thủy cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ô Môn đang có bước phát triển tốt hơn. Cụ thể trong việc sủ dụng nguồn vốn huy động tại chỗ và công tác thu hợi nợ vay cũng như kiểm soát